399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn có đặc điểm gì

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn có đặc điểm gì

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn là ngôi chùa đã tồn tại hơn nửa thế kỷ qua. Chùa nằm trên khu đất với diện tích 06 ha, tại Thành Ông Năm, xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn 

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn được cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập vào năm 1957. Chùa Hoằng Pháp thuộc hệ phái Bắc tông, và đã trải qua hai đời Trụ trì: là cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử, viên tịch năm 1988 (trụ trì từ 1957-1988). Sau đó từ năm 1988 đến nay người trụ trì là Thượng tọa Thích Chân Tính.

Hàng năm vào ngày 16/10 âm lịch, chùa tổ chức ngày húy kỵ cố Hòa Thượng Ngộ Chân Tử rất trọng thể. Đây được coi là ngày lễ lớn và được nhiều người nhớ tới nhất trong năm. 

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn trước kia là cánh rừng chồi hoang vu và vắng vẻ không bóng người. Đến năm 1957 thì Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã khai phá và sáng lập, xây dựng nên ngôi chùa Hoằng Pháp như ngày nay.

- Tính đến thời điểm này, Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn đã có 1 lần trùng tu và xây dựng thêm kể từ ngày xây dựng đầu tiên vì lí do xuống cấp nặng nề. 

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn 

- Hiện tại, chùa đã có chính điện rộng hơn, với chiều ngang là 18m, chiều dài 42m, tổng diện tích của chùa là 756m2. Với hình thức bề ngoài phần nào mang dáng vẻ của chùa chiền miền Bắc, và toàn bộ các nền móng, trần, cột nhà đều được đúc bê tông kiên cố, tường đều xây gạch vững chắc. Các cửa đều sử dụng vật liệu gỗ chạm khắc tinh tế và quý hiếm. 

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn 

- Hòa thượng Ngộ Chân Tử là người có công rất lớn trong việc xây dựng và thành lập ngôi chùa này. Ngoài ra, người còn có công lao đại từ đại bi với rất nhiều cử chỉ nhân hậu đại đức khi còn sống.

Nhớ lại, thời chiến tranh đi qua, nhiều trẻ em và người dân rơi vào cảnh khổ bần cùng, Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã cưu mang, hỗ trợ chăm sóc. Sau này, chiến tranh kết thúc, Hòa thượng đã cắt đất hiến đi để chia sẻ với người dân, tiếp đó là nuôi dưỡng cho những người già khó khăn, không nơi nương tựa. Các công đức đạo hạnh đó đang được phát huy và gìn giữ tại chùa Hoằng Pháp Hóc Môn ngày nay. 

Hiện nay, tại chùa Hoằng Pháp có hai bức phù điêu miêu tả cuộc đời hành đạo của cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử và hai bên tả hữu có bàn thờ chưng hương.

Ngoài ra, hiện nay chùa còn là nơi đào tạo và dạy nhiều lớp Phật pháp ý nghĩa, thu hút hàng ngàn các Tăng ni, Phật tử về đây tham dự.

Chùa Hoằng Pháp Hóc Môn 

Bên cạnh đó, chùa Hoằng Pháp Hóc Môn còn là nơi có được không gian thoáng đãng, yên tĩnh và nhẹ nhàng. Thiên nhiên yên bình với cây cao cổ thụ che bóng mát, những thảm cỏ xanh tươi, bóng tre ngã bóng.

Với các yếu đó, chùa Hoằng Pháp Hóc Môn xứng đáng là một trong những điểm đến ý nghĩa và thú vị cho du khách xa gần.