399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Chùa Khai Nguyên ở Hà Nội

Chùa Khai Nguyên nằm trên tuyến đường Quốc Lộ 21, Sơn Đông, Phúc Thọ, Hà Nội. Đây là ngôi chùa có lịch sử đặc biệt và rất hiếm thấy ở nước ta hiện nay.

Chùa Khai Nguyên ở Hà Nội 

Ngôi chùa còn được gọi với cái tên là chùa Quán La, chùa Hang, vì ở đây có một hang cổ. Ngôi chùa hình thành rất xa xưa và trải qua rất nhiều lần các đợt trùng tu và thay thế, cho đến cuối thế kỷ 17, ở thời Lê Trung Hưng, chùa được trùng tu nhiều nhất và được nằm trên khu đất bằng phẳng, thuận lợi. Đặc biệt nhất, ở cổng chính của chùa có cây đa được gắn liền với di sản Việt Nam.

Sau khi đi từ cây đa di sản, tiến sâu vào bên trong thì du khách sẽ nhìn thấy toàn bộ hệ thống kiến trúc và không gian của chùa nằm ngay trước mặt. Ngôi chùa được thiết kế theo phong cách hiện đại nhưng lại trang trí rất đơn giản và ít điêu khắc hay nghệ thuật.

Chùa Khai Nguyên ở Hà Nội 

Có thể nói, chùa Khai Nguyên vẫn còn mang dáng dấp của kiểu chùa cổ xưa truyền thống là nội công ngoại quốc. 

- Chi tiết hơn, Tiền đường gồm có 7 gian và hậu điện gồm 3 gian: các gian này khá mát mẻ nhờ sự rộng rãi, nằm trên vùng cao, có nhiều cây cối tạo nên sự thoáng mát và uy nghi.

- Tòa Tam bảo nằm theo hướng thanh cao, trí tuệ của Phật giáo là hướng Nam. Hai bên là hai dãy hành lang khá dài và và nối các khu này với hậu cung lại với nhau. Quan trọng nhất vẫn là phần chính điện đóng vai trò lớn trong việc thờ các tượng phật như Tam thế, bày tượng Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhãn và các tượng Cửu Long và Tuyết Sơn.

Chùa Khai Nguyên ở Hà Nội 

- Đa dạng hơn còn các bức tượng khách như Đức Ông, Thánh Hiền, Hộ Pháp, Thập điện Diêm Vương và các pho tượng mẫu. Các bức tượng được phân bố khắp nơi trong chùa, kể cả ở các hang động nhỏ.

Ngoài ra, trong chùa còn có quả chuông “Khai Nguyên tự chung”, quả chuông này được đúc vào năm khoảng 1842. Bên cạnh đó, ngôi chùa cổ này còn lưu giữ một cuốn sách bằng gỗ, tấm bia từ triều Tây Sơn năm 1778.

Cuối cùng du khách sẽ đi đến cổng phụ của chùa, đây là cổng dẫn đến nơi cuối cùng của chùa là các khu nhà Tổ, nhà Mẫu, nhà Tăng mới được trùng tu nên cũng khá bề thế và rộng rãi. 

Chùa Khai Nguyên ở Hà Nội 

Chùa Khai Nguyên còn đa dạng với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và khuôn viên chùa hài hòa với các cầu sắt bắt ngang, hồ bán nguyệt, kè đá, các khu vườn tự nhiên, gần gũi và rất truyền thống.

Chính vì vậy, khi đến chùa Khai Nguyên, các du khách sẽ không chỉ khám phá được lịch sử, văn hóa, chiêm ngưỡng không gian kiến trúc, dâng hương mà còn thả hồn với thiên nhiên gần gũi, nhẹ nhàng và thanh bình nơi cửa Phật thiêng liêng.