399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Chùa Tây Phương ở Hà Nội

Chùa Tây Phương là ngôi chùa nằm ở ngọn núi Tây Phương trong thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành rất lâu đời và là điểm du lịch ấn tượng của nhiều du khách ngày nay.

Chùa Tây Phương ở Hà Nội

Nghiên cứu cho thấy, chùa Tây Phương được xây dựng vào thế kỷ 17, ở thời nhà Mạc. Các hoa văn và nghệ thuật trang trí cho thấy đây là phong cách nghệ thuật ở thế kỷ 16 và bước sang thế kỷ 17.

Vào năm 1632, vua Lê Thần Tông cho xây chùa với một thượng điện gồm 3 gian và hậu cung và hành lang 20 gian. Đến năm 1657-1682 Tây Đô Vương lại phá đi chùa cũ này và cho xây lại ngôi chùa mới với tam quan. Cho đến năm 1794, Tây Sơn đại tu ngôi chùa rất nhiều và lấy tên chùa Tây Phương cổ tự và hình dáng kiến trúc chính là ngày nay.

Chùa Tây Phương ở Hà Nội

Du khách có thể đi từ chân núi đến khoảng 160 m, đi lên 238 bậc thang cấp có lót đá ong thì đến tam quan của chùa Tây Phương. Bên trong, kiến trúc gồm 3 nếp nhà song song có hình chữ tam, hay còn gọi là chùa Thượng, chùa Trung và chùa Hạ. Mỗi nếp nhà sẽ có 2 tầng mái theo kiểu chồng diêm, tám mái và tám góc có hình đầu đao vương lên cao kết hợp với những hình hoa, lá, rồng, sư tử, phụng…

Mái chùa lợp đến 2 lớp ngói, ngói ở trên in nổi hình lá, dưới in hình vuông, sơn nhiều màu sặc sỡ. Ngoài ra, tường còn được xây bằng gạch Bát Tràng, có những khung cửa hình tròn, các cột gỗ chùa đều được kê trên tảng đá xanh khác hình cánh sen nhẹ nhàng. 

Chùa Tây Phương ở Hà Nội

Ngoài ra, Điện Phật Tây Phương được bài trí rất tôn nghiêm với nhiều tượng thờ, các bức tượng chủ yếu được tạc bằng gỗ mít như Tam Thế Phật, Di Đà Tam Tôn, Bồ Tát Di Lặc, Ca Diếp…. bên cạnh đó còn có nhiều tượng như Tuyết Sơn, Bát Bộ Kim Cương, Tượng 16 Vị Tổ Sư… là những tác phẩm điêu khắc xuất sắc  của dân tộc cổ xưa. Chùa đã tập trung nghệ thuật điêu khắc kỹ thuật và điển hình tiêu biểu, đặc biệt là các tượng La Hán.

Hằng năm, chùa Tây Phương có tổ chức nhiều lễ hội và mở cửa hàng ngày để nhân dân về đây thắp hương, cúng bái và tham quan, trong đó, lễ hội tiêu biểu là từ ngày mùng 6 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội thu hút rất nhiều du khách từ mọi nơi về đây chiêm bái.