399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu

Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu

Rất nhiều người luôn tự hỏi địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu? Tại sao thường nghe mọi người nhắc về lịch sử, kiến trúc hay danh thắng ở đây nhưng lại không rõ địa chỉ? Nếu chưa có câu trả lời thì hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
 
Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu
Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu?
Chùa Quán Sứ nằm ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ được xây dựng rất lâu đời vào thế kỷ thứ 15 và sau đó đến thế kỷ 20 mới được sang sửa và nâng cấp lại thành một ngôi chùa trang nghiêm và rộng lớn.
Kiến trúc của chùa gồm phần Tam quan có ba tầng mái, ở giữa là lầu chuông. Đi qua khu phần Tam quan gồm có sân rộng, tiếp đến là hình vuông của chánh diện chùa. Điện phật của chùa Quán Sứ được xây dựng trang nhã, uy nghiêm, các pho tượng bằng thép vàng rất lớn.
Bên trong chùa hiện có thờ ba vị Tam thế Phật trên tầng cao nhất, sau đó đến tượng A-di-đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, cuối cùng là tượng Phật thích ca, A-nan-đà và Ca-diếp. Ngoài ra còn có tòa Cửu Long, Quan Âm và Địa Tạng. Phía bên phải có thờ Lý Quốc Sư và một số tượng khác. 
 
 
Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu
 
Chùa Quán Sứ được xây dựng lần đầu ở thế kỷ 15, nhưng đây chỉ được dùng để vui tiếp đón các vị đại thần hay sứ giả đến thăm. Do đó, truyền bá Phật giáo và tâm linh chưa được chú trọng, mãi đến thế kỷ 20 mới được xây dựng và nâng cấp trở lại để trở thành một trụ sở Trung Tâm Phật giáo ngày nay. Chính vì vậy mà nó còn vô cùng xa lạ với rất nhiều người.
Chùa Quán sứ là nơi chứng kiến nhiều thăng trầm, thịnh suy của đất nước với các thời kì chiến tranh, xây dựng và gìn giữ đất nước trong nhiều thế kỷ qua. 
Bài viết không chỉ tìm hiểu về địa chỉ chùa Quán sứ ở đâu mà còn tìm hiểu thêm một số nét cơ bản ở chùa như thế nào. 
 
 
Địa chỉ chùa Quán Sứ ở đâu
 
Chùa Quán Sứ nằm ở trung tâm của Thành phố Hà Nội, do đó cũng thuận tiện để du khách xa gần đến tham quan, du lịch và cúng bái. Các Phật tử và người dân thường về đây rất đông đúc, tấp nập vào dịp lễ Phật đản, các ngày rằm, mùng một hay ngày lễ tết đầu Xuân để cầu nguyện may mắn, bình an. Đây là ngôi chùa được cho là rất linh thiêng và Phật pháp, chùa thường xuyên làm các lễ cầu siêu cho thai nhi, các oan hồn… 
Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nguồn thông tin tham khảo thật bổ ích và ý nghĩa.