399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Làng tranh sơn mài cổ tại Việt Nam

Sơn mài truyền thống Huế là một trong những làng tranh sơn mài cổ tại Việt Nam còn bảo lưu được nhiều những tác phẩm sơn mài nghệ thuật đầy đủ nhất.

Làng tranh sơn mài cổ tại Việt Nam

Làng tranh sơn mài cổ tại Huế có một quy mô lớn và còn lưu giữ được nhiều tác phẩm tranh sơn mài cổ của nhiều họa sĩ xưa kia. Trước đây là thủ phủ của xứ Đàng Trong nên ở đây có nhiều tài năng hội họa tụ hợp về và những bức tranh sơn mài cổ đã hình thành và phát triển cũng từ đây.

Dấu ấn thể hiện của làng tranh sơn mài cổ - sơn mài truyền thống Huế còn còn nhiều những minh chứng được thể hiện rõ nét qua  những hình ảnh của đình làng, nơi thờ tự, lăng tẩm,…

Tranh sơn mài cổ hay còn gọi là tranh sơn mài truyền thống sử dụng chất liệu sơn ta độc đáo, đây không chỉ là dòng tranh nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao mà đây còn là những bức tranh thể hiện được sự đam mê và cống hiến cho nghệ thuật của những người họa sĩ.

Hiện nay, Huế là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất. Có được điều này bởi Huế đã một thời là thủ phủ của xứ Đàng trong (1802-1945). Thời bấy giờ, Huế là nơi hội tụ của nhiều tài năng, trí tuệ của cả nước. Cùng với kiến trúc, điêu khắc, sơn mài có mặt khắp nơi: từ các đình chùa làng xã, đến đền đài lăng tẩm, cung điện của vua chúa đều được sơn thiếp vàng son lộng lẫy. Các vật dụng từ trong dân dã cho đến các gia đình quyền quý, các nhà thờ họ như: Hoàng Phi, câu đối, đáp, hộp, kiệu võng, án thư, sạp tử đều được sơn mài tô điểm trang trọng. Nguồn gốc của sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Ngành sơn mài truyền thống Huế cũng được sinh hoạt theo từng cụm gia đình, họ hàng theo kiểu cha truyền con nối như một số ngành nghề thủ công khác.

Chính đặc điểm địa lý và điều kiện nơi đây đã cho ra đời một làng tranh sơn mài cổ mang đậm nét tính nghệ thuật truyền thống và những điều này được lưu truyền, bảo tồn trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt ta ngày nay.