399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm vào ngày màng 6 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội mang dấu ấn lịch sử sâu sắc và nhân văn của dân tộc.

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội: diễu hành

Lễ hội Cổ Loa được tổ chức ở Đông Anh, Thủ đô Hà Nội. Đây là lễ hội mục đích tưởng nhớ đại đức, công lao và của vị vua An Dương Vương anh hùng của đất nước. Đây cũng chính là người có công dựng nên thành cổ Loa ngày nay.

Có thể nói, đây là lễ hội truyền thống mang đậm bản chất văn hóa và cũng gắn bó đến truyền thuyết về nỏ thần với câu chuyện của tình cảm của Mỵ Châu và Trọng Thủy. Do đó, lễ hội này rất đặc sắc và có ý nghĩa tinh thần dân tộc thiêng liêng, vĩ đại.

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội: nghi thức làm lễ 

Lễ hội Cổ Loa sẽ được chính thức bắt đầu với các nghi thức chính là lễ tế vào mùng 6, lúc này dân làng sẽ làm lễ rước văn tế ở nhà vị tiên để mang ra đền tế thần. Nghi thức trang trọng, uy nghiêm với các lá ngờ ngũ hành sẽ bắt đầu dẫn quân diễu hành đi, đồng thời, bát âm giá văn tế được đặt trong kiệu long đình uy nghiêm, lộng lẫy. Sau đó, sẽ có các bậc cao Quan viên trong làng và các kỳ mục cũng đi kề cạnh.

Khi đám rước đến trước cửa đền, hương án cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, các lễ vật cũng được chuẩn bị trong các hộp màu vàng uy nghi, cao sang. Ngoài ra, còn có thêm một bàn hương án nhỏ, đặt bên cạnh với chiếc đỉnh, đôi hạc đồng và đặc biệt là chiếc nỏ, thanh kiếm, cung tên. Đây có lẽ là biểu trưng của nỏ thần trong truyền thuyết ngày xưa.

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội: lễ rước

Bên cạnh không gian lễ hội đầy ấp người, trang phục cờ hoa rực rỡ thì trống kèn cũng liên tục vang lên mạnh mẽ và thiêng liêng. Đây chính là giây phút bao hiệu đám rước đã đến nơi và nghi lễ sẽ nhanh chóng chính thức được bắt đầu.

Tiếp sau đó, long đình sẽ được cẩn khiêng long trọng đến nơi đặt hương án, tế lễ. Trong giây phút thiêng liêng này, các dụng cụ nhạc cụ, âm thanh nổi lên trang trọng, nổi bật và không gian trở nên ấm cúng, thiêng liêng, hân hoan.

Trong lúc lễ diễn ra, các quan viên, kỳ mục sẽ làm nghi thức làm lễ trước hương án, bàn thờ. Đồng thời, người dân cũng sẽ quỳ xuống làm lễ, cầu nguyện để nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhất.

Mãi đến buổi chiều, các cuộc rước cùng nhân dân và người làm nghi thức sẽ trang nghiêm làm lễ theo khí giới và diễu hành trong vài giờ từ đền Cổ Loa rồi ra quanh vườn, đến đây lễ hội cổ loa sẽ kết thúc và giải tán.

Lễ hội Cổ Loa ở Hà Nội: chơi đấu vật

Sau khi kết thúc phần lễ cúng tế xong, các phần hội như vui chơi, đốt pháo, ca hát đến chơi cờ, đánh đu, đấu vật, bắn cung cũng được diễn ra sôi nổi, vui vẻ và rất nhộn nhịp. Nhiều người cũng nhân cơ hội này đi lễ đình lễ chùa để cầu nguyện và cúng bái.

Đây là một trong những lễ hội ý nghĩa vào dịp đầu năm của nhân dân ở đây, lễ hội Cổ Loa cũng là lễ hội quan trọng, có giá trị, ý nghĩa lịch sử, dân tộc sâu sắc.