399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Quy trình vận chuyển hàng hóa trên biển

Quy trình vận chuyển hàng hóa trên biển

Các chủ hàng hiện nay lựa chọn dịch vụ vận chuyển đường biển như một loại hình phổ biến bởi các ưu điểm vượt trội mà nó mang lại. Tuy nhiên, mọi người đã hiểu rõ các bước thực hiện, các quy trình khi sử dụng phương thức vận chuyển này hay chưa?

Dịch vụ vận chuyển đường biển là như thế nào?

Hiểu một cách đơn giản, hình thức vận tải đường biển là các hoạt động vận chuyển có sử dụng kết cấu hạ tầng, trang thiết bị và phương tiện đường biển, thường là tàu biển, có thể là trong phạm vi, lãnh thổ một quốc gia hoặc trên các tuyến đường biển quốc tế.

Quy trình vận chuyển hàng hóa trên biển

Ra đời từ khá sớm, vận tải đường biển không chỉ như một phương thức vận chuyển mà nó còn góp phần giúp giao thương, giao lưu các vùng miền, các quốc gia và nền văn hóa với nhau. Với sự tiến bộ, phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, nó đã và đang trở thành con đường vận tải quan trọng và chủ chốt, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu bởi một số ưu điểm như:

- Đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng siêu trường, siêu trọng, quá khổ mà các loại hình khác gần như không thể chuyên chở, hoặc nếu có thì chi phí bỏ ra khá đắt đỏ. Cước phí gần như là ưu tiên hàng đầu của các chủ hàng khi lựa chọn loại hình vận tải và dịch vụ vận chuyển đường biển có giá thành thấp hơn nhiều

- Giao thông đường biển tự nhiên, mạng lưới thông thoáng cùng tuyến đường cả nội địa và quốc tế đều hết sức phát triển lại vẫn trong sự kiểm soát nên mang lại sự an toàn mà vẫn tránh được các va chạm, tai nạn không đáng có

- Năng lực chuyên chở của loại hình vận tải này rất lớn, có khả năng kết hợp sử dụng các container chuyên dụng theo yêu cầu hàng hóa đặc biệt

Quy trình sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển

Sau khi có được sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên là chủ hàng và chủ tàu, thường là với hợp đồng cam kết rõ ràng, các bước sau đó được tiến hành như sau:

Bước 1:

Đơn vị vận chuyển lấy hàng từ kho của chủ hàng mang tới cảng gửi hàng bằng các phương tiện như xe tải, xe đầu kéo container hoặc xe lửa tùy thuộc vào số lượng, tính chất hàng hóa cũng như yêu cầu về chi phí và thời gian cho hợp lý.

Bước 2:

Các đơn vị, dịch vụ vận chuyển đường biển lúc này cần tiến hành khai báo hải quan cũng như phối hợp với họ kiểm tra thực tế hàng hóa nếu như có yêu cầu, sau đó lập bộ chứng từ chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ và tiến hành thực hiện dịch vụ thông quan. Các chứng từ cần chuẩn bị đó là: chứng nhận xuất xứ, giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu (trong trường hợp vận chuyển quốc tế).

Bước 3:

Đơn vị vận chuyển đặt lịch tàu và thông báo cũng như sự xác nhận của người nhận cả về thời gian để khách hàng cân đối được các khoản.

Bước 4:

Xuất vận đơn Bill of Lading để làm giất chứng nhận sở hữu hàng cùng với điện giao hàng (Telex Release) theo đúng quy định về bản gốc và bản copy.

Bước 5:

Khi hàng hóa đến điểm nhận, đơn vị vận chuyển lại tiến hành làm các thủ tục hải quan, thông quan và một bước kiểm tra hàng hóa nữa (nếu có). Sau đó sẽ nhận các chứng từ cần thiết từ phía bên nhận hàng.

Bước 6:

Thông thường theo hợp đồng, dịch vụ vận chuyển đường biển sẽ giao hàng từ cảng nhận tới xưởng, kho chứa hàng của bên nhận sau khi thực hiện xong các thủ tục hải quan, vẫn bằng phương tiện xe tải hoặc container,…

Bước 7:

Nhân viên giao nhận sẽ phải tới cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phụ phí (nếu có) để nhận lệnh giao hàng (D/O), sau đó mang D/O này cùng Commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận, tìm vị trí để hàng.

Trên đây là quy trình, các bước cơ bản cho một đơn hàng sử dụng hình thức vận tải đường biển. Hy vọng đã cung cấp được thông tin cần thiết cho Quý khách hàng lựa chọn phương thức, dịch vụ vận tải phù hợp với mình!