399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Thiền viện Vạn Hạnh nằm ở Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận, TPHCM. Đây là một thiền viện và cũng chính là Viện nghiên cứu Phật học ở TPHCM. Trước đây là Phân khoa Khoa học Ứng dụng thuộc Viện Đại học Vạn Hạnh thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Hiện nay, thiền viện Vạn Hạnh đang giữ một vai trò quan trọng đối với việc nghiên cứu cùng với hoằng dương Phật Pháp Việt Nam. Có thể thấy, cơ cấu của Thiền viện bao gồm Ban Phật Giáo Việt Nam, Ban Phật giáo chuyên môn, Ban Phật Giáo Quốc Tế, Ban In ấn và Xuất Bản.

Bên cạnh đó, đây còn là nơi được đặt Văn phòng phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam. Cũng trong thời gian qua, thiền viện đã xuất bản rất nhiều bộ Tượng Kinh, tiêu biểu như là Tam Tang kinh, Kinh Trường Bộ, Kinh Trung Ương.

Đây là sự kiện cũng như thành tích quan trọng trong đời sống tâm linh và văn hóa dân tộc cũng như lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Thiền viện Vạn Hạnh cũng là nơi đào tạo Tăng tài cho khu vực Miền Nam, như một trung tâm lớn, đồng thời trường Cao cấp Phật học Việt Nam cũng được đặt ngay tại thiền viện. 

Trường đào tạo với phương thức thi tuyển, thời gian học 4 năm và nhận bằng trình độ Đại học. Bên cạnh đó, trường cũng đã mở nhiều lớp đào tạo Tăng ni, Phật tử cho các chùa. 

Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Một điểm đáng chú ý khác, kiến trúc thiền viện được xây trên nền diện tích 1 ha, có các tòa nhà bao gồm phần chánh điện, nhà tổ, trụ sở trường, văn phòng Viện nghiên cứu, các dãy Nhà tăng và Trai đường.

Phần chánh điện gồm có hai tầng, tầng trệt, gian giữa thờ tượng đức Thánh Ca ngồi trên tòa sen. Ngoài ra còn có phòng đọc sách thư viện, trên lầu của chánh điện là phòng đón tiếp khách và phòng làm việc của Viện chủ Hòa thượng.

Thiền viện Vạn Hạnh ở TPHCM

Thiền viện còn có ngôi nhà Tổ cũng được thiết kế hai tầng, tầng lầu dùng để thờ Phật và thờ Tổ. Khu tầng trệt là khu giảng đường, dùng để tổ chức các buổi giảng kinh, học Phật pháp, nói chuyện hay các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhân văn.

Thiền viên Vạn Hạnh là nơi thường niên tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, các ngày đại lễ Phật Đản, Vu Lan thu hút đông đảo du khách đến làm việc, thăm viếng, bái lễ…