399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ảnh đẹp
  • Tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác?

Tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác?

Tranh sơn mài Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, nhưng cả hai đều là cả một quá trình tạo nên những tác phẩm nghệ thuật để đời với những ấn tượng độc đáo.

Tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác?

Điểm giống nhau của tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam đó chính là quá trình tạo nên những bức tranh sơn mài đòi hỏi cả một quá trình dài. Thời gian để có thể tạo nên những bức tranh sơn mài có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng, nhưng để tạo nên những tác phẩm được hoàn hảo nhất thì hoàn toàn ngẫu nhiên. Người họa sĩ cùng những nghệ nhân thực hiện tranh sơn mài phải thực hiện hết sức gian khổ với những chi tiết tỉ mỉ đến công phu mới có được một tác phẩm như ý.

Bên cạnh những điểm giống nhau, thì tranh sơn mài Trung Quốc và tranh sơn mài Việt Nam có nhiều điểm khác nhau. Trong đó, tranh sơn mài có những đặc điểm nổi bật, trong đó sử dụng chất liệu sơn ta là một trong những yếu tố mà tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi khác xa.

Tranh sơn mài Trung Quốc và Việt Nam có điểm gì khác?

“Sơn ta” là một chất liệu truyền thống của Việt Nam được dùng để vẽ tranh sơn mài. Nhiều năm nay với những lý do khác nhau chất liệu này ít được dùng đến. Tuy nhiên, tại cuộc triển lãm mới được tổ chức gần đây, sơn ta lại một lần nữa tỏa sáng qua những tác phẩm sơn mài ấn tượng. Để có những cái nhìn toàn diện, cần phải hiểu sơn ta là một chất liệu dùng để vẽ tranh sơn mài, nhưng khác với những loại sơn khác, sơn ta hoàn toàn thuần Việt. Thực tế, tranh sơn mài Việt Nam ra đời bắt đầu từ sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn ta truyền thống tại Việt Nam.

Quá trình vẽ  tranh sơn mài, từ trên nền vóc (tấm gỗ được hom, bó, sơn phủ sơn ta), họa sĩ gắn những lớp vỏ trứng, trai và những lớp màu được pha với sơn ta chồng lên nhau kèm theo những công đoạn rắc, thếp vàng, bạc... rồi ủ trong môi trường ẩm, để khô sơn sau đó mới đem mài. Khi mài tranh cũng là quá trình sáng tác của người họa sĩ, bởi người họa sĩ cần phải biết mài có chỗ nông hay sâu để hiện lên các lớp mảng màu, hình, nét... mà người họa sĩ cần giữ để có tác phẩm đẹp.

Những bức tranh sơn mài Việt Nam vì vậy mà có những điểm nét bất ngờ trong quá trình mài tạo thành. Mặc dù, tranh sơn mài Trung Quốc không có mấy điểm giống như với tranh sơn mài Việt Nam nhưng nhìn tổng thể tranh sơn mài đều phải trải qua quá trình dày công thực hiện của những người họa sĩ.