399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ảnh đẹp
  • Tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ có ý nghĩa gì?

Tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ có ý nghĩa gì?

Tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ có một ỹ nghĩa vô cùng sâu sắc và bức tranh khắc họa lên cảnh về làng của chàng tân khoa trạng nguyên. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của bức tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ này nhé!

Tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ có ý nghĩa gì?

Trên bức tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ khắc họa rất nhiều chi tiết với đủ các màu sắc rực rỡ và ấn tượng giúp người xem thấy được cảnh huy hoàng của những trạng nguyên thời xưa. Những bức tranh cũng thể hiện được những người tài đức có chí học hành thì ắc hẳn sẽ thành công trong con đường sự nghiệp.

Những bức tranh thêu chữ thập vinh quy bái tổ còn cho thấy làng quê nghèo trở nên tươi sáng và rạng danh nhờ sự góp công của những người đèn sách và chuyên cần trong học tập. Dòng họ, cha mẹ, thầy giáo,… những người này đều rất lấy làm tự hào và nở mày nở mặt với bạn bè lối xóm bởi sự thành công của những trạng nguyên.

Vinh Quy Bái Tổ không chỉ là vinh dự cho vị tân khoa, cho cha mẹ họ hàng, làng xóm mà còn là dịp để vị tân khoa bỏ bày lòng biết ơn đối với tổ tiên, cha mẹ và thầy dạy theo đúng đạo lý Việt Nam: “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Dân tộc Việt Nam rất hãnh diện với truyền thống văn hóa này.

Năm 1484, Vua Lê Thánh Tôn ban lệ “Bia Đá Đề Danh”, nghĩa là danh tánh của các tân khoa tiến sĩ trong các kỳ thi, được khắc vào bia đá, dựng ở Văn Miếu tại cố đô Thăng Long. Cũng kể từ năm 1484, các tân khoa được nhà vua ban yến tiệc, mũ áo, cân đai và cho lính hầu đưa rước về nơi sinh quán “Vinh Quy Bái Tổ”. Dân chúng trong tỉnh huyện, làng xã hãnh diện đón rước vị tân khoa với cờ, lọng, chiêng, trống rầm rộ. Nếu vị tân khoa đã có gia đình thì người vợ cũng được đón rước cùng với chồng theo đúng lệ “ngựa anh đi trước, võng nàng theo sau”. Khi về tới làng, vị tân khoa sẽ đến nhà thờ tổ của dòng họ và đình làng bái tạ tổ tiên, rồi về bái tạ thầy dạy và cha mẹ.