399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Truyện cười dân gian châm biếm

Truyện cười dân gian châm biếm

Có thể nói, thể loại truyện cười dân gian châm biếm luôn là đề tài của các sĩ tử trí thức xưa, nhằm xói xỉa hay đã kích một điều gì đó hay một ai đó hay hống hách, cửa quyền, áp chế dân lành mà họ không thể làm gì được. Để thỏa lòng, người ta nghĩ ra truyện châm biếm và kể cho nhau nghe và cười sảng khoái.

Truyện cười dân gian châm biếm

Truyện cười dân gian châm biếm

Chả dấu gì bác

Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.

Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.

Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.

Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.

Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:

- Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?

- Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.

Tam Đại Gàn

Nhà nọ có ba ông cháu. Một hôm, ông sai cháu ra chợ mua một đồng mắm và một đồng tương. Thằng  bé mang hai cái bát ra chợ mua, nhưng đi một lúc, sực nhớ ra, quay lại hỏi ông: Ông ơi, đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương?

- Ông bảo: Đồng nào cũng được!

- Thằng bé lại chạy đi, một hồi lâu, lại mang hai cái bát không về, hỏi: Ban nãy cháu quên chưa hỏi ông bát nào đựng mắm, bát nào đựng tương?

- Ông tức quá đánh cho nó mấy roi. Vừa lúc đó bố thằng bé đi đâu về, thấy thế nổi giận nói: À! Ông đánh con tôi phải không? Thế thì sợ gì mà tôi không đánh con ông! Nói rồi tự đánh vào mình một hồi nên thân.

- Người ông cũng phát khùng lên bảo: À! Mày đánh con ông thì… thì ông treo cổ cha mày lên!

- Rồi ông ta vội vàng đi tìm thừng để treo cổ.

Truyện cười dân gian châm biếm

Truyện cười dân gian châm biếm

Cứ bảo tuổi sửu có được không!

Đồn rằng có một ông huyện rất thanh liêm, không ăn của đút lót bao giờ. Bà vợ thấy tình chồng như vậy cũng không dám nhận lễ của ai.Có làng nọ muốn nhờ quan bênh cho được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót bà huyện. Bà huyện cũng từ chối đây đẩy:

- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mười, hay mười lăm năm sau ông ấy biết ông ấy cũng vẫn còn rầy rà tôi đấy!

- Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách: Quan huyện nhà tôi tuổi “Tí”.Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột bằng bạc đển đây, rồi tôi thử cố nói giùm cho, họa may được chăng!

- Dân làng nghe lời về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc toàn bằng bạc, đem đến.

- Một hôm quan huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại

- Nghe xong, ông huyện mắng: Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi “Tí”! Cứ bảo tuổi “Sửu” có được không?

Ba trọc

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:
- Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?
Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:
- Dạ, hơn quan đấy ạ.
Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:
- Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?
- Dạ, tôi lỡ lời!
Anh van lạy mãi, chú lính mới tha cho. Đi một đoạn lại gặp chú khách. Chú khách lại hỏi giá con lợn. Đang ấm ức trong lòng, anh ta liền bảo:
- Mới bị một vố trắng răng ra rồi, tôi không nói.
Cho là anh ta hỗn xược, chú khách đánh cho một gậy bảo:
- Mày lại chế nhạo ta trắng răng à?
Anh ta bỏ chạy thục mạng, nghĩ rằng chơi với những chú khách thế này, chỉ có thiệt thân. Về gần đến đầu làng, anh ta gặp hai ông sư và một chú tiểu đang từ chùa đi ra. Chú tiểu hỏi giá lợn, anh ta càu nhàu:
- Trọc này là ba trọc (ba lượt) rồi, tôi không nói nữa.
Chú tiểu đỏ mặt, đấm anh ta, cho là anh ta nhạo sư. Nhưng anh ta cãi: “Chứ không ba trọc à?” rồi đi thẳng vào làng.

Rao làng

Ngày trước, dân ngụ cư là kẻ thấp kém nhất trong làng. Cho nên, đến Yên Lược, vừa dựng xong túp lều, Xiển bị bọn lý trưởng bắt ra làm mõ.
Một hôm, lý trưởng thấy một chị hàng bát ngồi ỉa ở cái bãi rậm đầu làng, liền bắt lấy gánh bát rồi sai Xiển đi mời "làng" ra đình chia phần. Xiển vâng vâng dạ dạ, vác mõ đi, cứ sau một hồi mõ "cốc cốc" lại rao:
- Chiềng làng chiềng chạ! lắng tai mà nge mõ rao: Cụ lý bắt được mụ hàng bát ỉa bậy đầu làng, mời "làng" mau ra đình mà chia phần!
Nghe nói chia phần, bao nhiêu chứ sắc, thân hào, vội vã kéo nhau ra đình. Ðến cổng đình, gặp Xiển, ai cũng nhao nhao hỏi:
- Chia phần gì thế mày?
- Con mẹ hàng bát ấy đâu rồi?
- Có nhiều không hả mày?
Xiển lễ phép đáp:
- Bẩm các cụ, con mẹ hàng bát ỉa bậy đầu làng. Dạ, nhiều lắm ạ, một đống to lù lù thế kia, có lẽ một cụ được đến vài ba bát chứ không ít đâu!
Vừa nói, Xiển vừa chỉ về phía hai cái sọt bát đang để ở hè đình.

Truyện cười dân gian châm biếm

Truyện cười dân gian châm biếm

Chửi Án Tiêu

Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.
Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: "Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!"

Băm lăm hạn nặng

Có một gã lý trưởng nhà giàu, ỷ thế Tây đồn hà hiếp nhân dân, nên ai cũng oán ghét. Có một lần không rõ vì lý do gì mà hắn bị Tây đánh cho què chân phải đi
khập khiễng.
Hắn gặp một ông, ông này hỏi:
- Thầy lý sao coi bộ không được bình thường.
Hắn đáp qua quýt:
- Trước có bị phong.
- Thưa, thầy lý năm nay xuân thu bao nhiêu ạ?
- Băm lăm.
- Dạ, thế thì hạn nặng.
Lý trưởng sừng sộ:
- Anh nhằm vào sách vở nào mà dám nói thế?
Ông nọ thản nhiên đáp:
- Dạ, dân chúng tôi không biết sách vở nhưng căn cứ vào lời chim nói chuyện nên tin như vậy.
Lý trưởng nghe lạ liền đấu dịu hỏi:
- Chim nói ra sao?
- Dạ, xin kể thầy nghe. Có con ác là bám vào đít trâu để kiếm ăn. Ác là thấy con vẹt trong háng trâu, rúc vào mổ, bị chân trâu kẹp ra không được. May lúc đó có con cà cưỡng bày cho "Thò chân ra cọ", "Thò chân ra cọ", ác là liền lấy chân cào làm trâu non ngứa rẩy chân mới chui ra được, chim chích choè tới ỏi ác là:
- "Bác năm nay xuân thu mấy ạ".
Ác là trả lời:
- "Băm lăm, hạn nặng; băm lăm, hạn nặng".
Lý trưởng biết ông nọ chưởi mình liền bỏ đi chứ không có cớ làm gì được.