399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Truyện cười trạng Quỳnh

Những câu truyện cười trạng Quỳnh cực hay và thâm thuý giúp đọc giả hiểu thêm hơn về cuộc đời Trạng Quỳnh với khả năng xử lý tài tình, sự thông minh vượt bật hơn người thường.

Truyện cười trạng Quỳnh gần như là thể loại truyện dân gian được người dân truyền đi truyện lại qua tai nhau kể về một vị Quan cực kì thông minh là thanh liêm. Những câu chuyện cười của Trạng Quỳnh luôn mạng lại tiếng cười chê bài thoai hư tật xấu đời thường và còn có những bài học ý nghĩa sâu xa. Cùng với thegioihinhanh.com để đọc được những truyện cười trạng Quỳnh hay nhất và vui nhất nha.

truyen tranh trang quynh

Truyện cười trạng Quỳnh

Chửi… Vua

Một hôm, Quỳnh cho người ra bảo các hàng thịt là ngày mai Trạng đặt tiệc đãi các quan, cần mỗi hàng bán cho mấy cân, nhưng phải thái sẵn cho đỡ mắc công người nhà. Các hàng thịt mừng rỡ, sáng sớm đã thái thịt để đấy chờ người nhà Trạng đến lấy.

Ai ngờ đợi mãi đến trưa mà cũng chẳng thấy ai, họ bèn tới nhà Trạng thì nhà vắng tanh, chẳng có khách khứa gì cả. Hỏi trạng thì Trạng bảo không biết: “Chắc là có đứa nào muốn lõm bà con đấy. Cứ gọi thằng nào bảo thái mà chửi”:

Bọn hàng thịt tức mình về cứ gọi thằng bảo thái mà chửi:

– Tiên sư thằng “Bảo thái”! Tiên sư thằng “Bảo thái”.

Bảo Thái là niên hiệu nhà vua. Thành thử vua bị dân hàng thịt chửi một bữa inh cả phố. Đương nhiên ai cũng biết cái chuyện xỏ xiên này chỉ có Trạng Quỳnh mới nghĩ ra được nhưng cũng đành làm thinh vì biết lấy bằng cớ gì mà bắt tội Quỳnh

Ông nọ bà kia

Quỳnh có mấy người tấp tểnh công danh nay cậy mai cục nhờ Quỳnh gây dựng cho, may ra được tí phẩm hàm để khoe với làng nước. Một hôm, Quỳmh ở kinh đô về, sai người mời mấy anh ấy lại bảo:

– Giờ có dịp may, nào các anh có muốn làm ông nọ bà kia thì nói ngay.

Thấy Quỳnh ngỏ lời thế, anh nào cũng như mở cờ trong bụng, tranh nhau nhận trước.

Quỳnh bảo:

– Được các anh về nhà thu xếp khăn gói, rồi lại đây uống rượu mừng với ta, mai theo ta ra kinh đô sớm.

Anh nào anh nấy lật đật về nhà, vênh váo, đắc chí lắm, có anh về đến cổng, thấy vợ đang làm lụng lam lũ liền bảo vợ:

– Ít nữa làm nên ông nọ bà kia, không được lam lũ thế mà người ta chê cười cho.

Vợ hỏi:

– Bao giờ làm quan mà khoe váng lên thế?

– Nay mai thôi, sắp sửa khăn gói để mai đi sớm!

Nói xong, lại nhà Quỳnh đánh chén. Anh nào anh nấy uống say tít rồi mỗi anh nằm một xó. Đến khuya, Quỳnh sai người đem võng, võng anh nọ về nhà anh kia, anh kia về nhà anh nọ, nói dối rằng: Say rượu ngộ cảm phải bôi dầu xoa thuốc ngay không thì oan gia!

Các “Bà lớn” đang mơ màng trong giấc mộng, thấy người gõ cửa mà nói những chuyện giật mình như thế, mắt nhắm mắt mở, tưởng là chồng, ôm xốc ngay vào nhà, không kịp châm đèn đom đóm, rồi nào bôi vôi, nào xoa dầu, miệng lẩm bẩm: “Rượu đâu mà rượu khốn, rượu khổ thế! Ngày mai lên đường mà bây giờ còn sai như thế này! Nhờ phúc ấm có làm được ông nọ bà kia thì cũng lại phiền tôi thôi!”

Xoa bóp cho đến sáng, nhìn thì hóa ra anh láng giềng, các bà ngẩn người mà các anh đàn ông kia lại càng thẹn, vội cuối gằm mặt xuống cút thẳng. Về đến nhà, thấy vợ mình cũng đang đỏ mặt tía tai lại nói ngay:

– Ai ngờ nó xỏ thế. Tưởng ông nọ bà kia là thế nào. Thôi từ nay kệch đến già!

Mẹo trẩy kinh

Mùa đông năm ấy, Quỳnh có việc đi gặp người bà con đang sinh sống ở Thăng Long. Đường về kinh thì xa, cuốc bộ phải mất cả tuần, mà Quỳnh vẻn vẹn có một quan tiền giắt lưng. Mới ngày thứ ba túi đã hết nhẵn tiền, chiều xuống, trời âm u, lại điểm mưa lâm thâm, gió bấc. Đến đầu làng kia, bụng đói cồn cào, vừa may gặp một đứa bé mục đồng dắt trâu về xóm, Quỳnh mừng rỡ hỏi thăm lối vào nhà ấp trưởng.

Ấp trưởng làng này vừa giàu sụ, vừa nổi tiếng quỷ quyệt. Qua vài lời chuyện trò với người lỡ độ đường, hắn đoán thầm khách không phải là hạng tầm thường, bèn vồn vã mời nghỉ lại và sai giai nhân làm mâm cơm thịnh soạn để thết đãi. Nhưng mấy ngày liền, khách cứ đi đi lại lại, rồi đến bữa nằm dài đợi cơm rượu hỏi đến chức danh công vụ thì cứ ậm ậm ờ ờ. Chủ nhà sốt ruột, sinh nghi. Như thường lệ, tối hôm ấy ăn xong một lúc, Quỳnh cáo lui về phòng riêng giáp với phòng ngủ của chủ nhân. Được một chập, Quỳnh tắt đèn lên giường nằm. Biết ở phòng bên có người vẫn thức rình mò mọi hành vi của mình, lát sau Quỳnh vờ thức dậy rón rén thắp đèn, sau đó cẩn thận lần dưới vạt áo, lấy ra một bọc nho nhỏ bên trong có ba gói vuông, bản bằng nhau. Khách cầm bút long chấm chấm, mút mút đầu ngòi, hí hoái viết vào từng gói như để đánh dấu cho khỏi nhầm lẫn (thực ra chẳng viết gì cả), miệng lẩm nhẩm đọc, cố ý cho kẻ đang rình bên kia khe vách vừa đủ lắng nghe: Độc dược của nhà chúa… Độc dược của bà chính cung… Độc dược của thái tử. Làm như vậy, đoạn Quỳnh đem gói chung thành một bọc như cũ, giắt vào lưng áo. Xong rồi tắt đèn, lên giường nằm trở lại. Khi phòng bên này bắt đầu tiếng ngáy đều đều, thì phòng bên vọng sang tiếng động khe khẽ. Tên ấp trưởng bí mật mở chốt cửa ra ngoài, lẻn đến chuồng ngựa… Hộc tốc lao đi trong đêm.

Sáng hôm sau, mới hửng sáng, quan quân từ đâu ập tới nhà ấp trưởng đông nghịt, gươm giáo tua tủa vây kín mọi phía. Quỳnh mở mắt, chưa kịp búi tóc đã bị trói nghiền lại, quẵng lên một chiếc xe có bốn ngựa kéo, trẩy về kinh.

Trước phủ chúa, Quỳnh bị điệu ra xét xử với nhân chứng và vật chứng rành rành. Chúa đích thân tự tay mở tang vật. Té ra chẳng có gì ghê gớm! Chiếc bọc được gói kỹ lưỡng trong mấy lần mo cau, phủ ngoài bằng một vuông vải điều là chiếc bọc chứa ở bên trong mấy gói cơm khô nhỏ, Chúa lấy mũi hài đá té nắm cơm về phía Quỳnh, hất hàm tỏ vẻ khinh miệt:

– Ta tưởng thế nào… Tài giỏi như Trạng mà cũng ăn cả cái vứt đi này à?

– Khải chúa.

– Quỳnh đáp lại không chút ngần ngừ, nhà chúa thừa thãi mới gọi đó là của vứt đi. Còn thần dân bên dưới đâu dám phung phí một hạt, họ gọi cơm gạo là ngọc thực.

Nói rồi, Quỳnh trân trọng nhặt lấy mấy hạt cơm khô bỏ vào mồm nhai rào rạo. Chúa biết mình lở lời, đỏ bừng mặt, lại thêm một phen mắc lỡm, tức lộn ruột. Không có cớ gì buộc tội Quỳnh, chúa truyền nọc tên ấp trưởng ra, bắt lính đánh ba chục trượng vì tội nói láo và báo sai.

Trước cảnh tượng ấy, Trạng chỉ biết mỉm cười. Mặc dầu đã được tha bổng, trước khi bái biệt bề trên, Quỳnh vẫn không quên giễu chúa bằng những câu khéo:

– Xin chúa rộng lượng tha thứ cho ấp trưởng. Và cho thần được cảm ơn hắn cùng quan quân triều đình.