399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Giới thiệu
  • Những phát minh tiến tới giải thưởng Tôn Tất Thắng lần 6

Những phát minh tiến tới giải thưởng Tôn Tất Thắng lần 6

Các công trình trọng điểm như kênh Nhiêu Lộc, đại lộ Đông Tây, nhà máy điện Phú Mỹ,.. là công trình được công ty TNHH Hừng vương cung cấp các sản phẩm do kỹ sử Nguyên Anh Tài sáng tạo với mục địch tiết kiệm và nâng cao hiệu quả khi xây dựng.

 

Có rất nhiều phát minh sáng tạo giúp cho việc phát triển của công trình dựng và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Nhưng đang tiết phát mình máy hàn lồng thép tự động chưa có và cần phải thuê đơn vị nước ngoài thực hiện khâu này. Tuy nhiên, đây cũng là một thành công lớn tại thời điểm này trong lĩnh vực xây dựng.

Kỹ sư Nguyễn Anh Tài, Phó Quản đốc Phân xưởng Sản xuất cống bê tông, Công ty TNHH Hùng Vương

Tiết kiệm 1,5 triệu USD cho doanh nghiệp

Ở TPHCM và các tỉnh phía Nam, Công ty TNHH Hùng Vương (sản xuất các loại ống cống thoát nước) là thương hiệu khá nổi tiếng, bởi sản phẩm được sử dụng ở hầu hết các công trình trọng điểm như: kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè; đại lộ Đông Tây, Nhà máy Điện Phú Mỹ. Một trong những người góp phần tạo nên thương hiệu ấy là kỹ sư Nguyễn Anh Tài, Phó Quản đốc Phân xưởng Sản xuất cống bê tông của công ty.

Có lần, nghe một công ty nước ngoài giới thiệu dây chuyền sản xuất ống cống bê tông theo công nghệ rung - ép với giá khoảng 2 triệu USD, vượt quá khả năng tài chính của công ty, anh Tài trăn trở mãi.

Sau khi nghiên cứu tài liệu và tham khảo ý kiến các chuyên gia, anh và đồng nghiệp đã xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật. Theo đó, phòng kỹ thuật sẽ đảm nhiệm chế tạo hệ thống phun sương giữ độ ẩm, ổn định độ đông kết bê tông; chế tạo bao bì nhựa ủ kín ống cống thay cho phương pháp phun nước; riêng máy hàn lồng thép tự động sẽ nhờ một đơn vị trong nước chế tạo... Đầu tư theo phương án này chỉ tốn khoảng 500.000 USD. Và luận chứng này đã thuyết phục được ban giám đốc công ty. Năm 2003, dây chuyền sản xuất ống cống bằng công nghệ rung - ép đã chính thức đi vào hoạt động với công suất 250 sản phẩm/ngày, tăng gấp 2,5 lần so với trước đây, làm lợi cho công ty 400 triệu đồng/năm và giảm 50% lao động.

Những lần ra nước ngoài tham quan các công trình xây dựng hạ tầng, Tài tự hỏi vì sao ống cống của nước ngoài có tuổi thọ tới 50 năm, trong khi đó ống cống trong nước chỉ “thọ” 20 năm? Qua tìm hiểu, anh được biết loại ống cống trên được sản xuất theo công nghệ bền sunphát. Vậy là, ý tưởng sản xuất cống bê tông bền sunphát tại Việt Nam được Tài nung nấu.

Được sự hỗ trợ của một công ty chuyên cung cấp xi măng, các thí nghiệm về bê tông bền sunphát do Tài đề xuất thử nghiệm được tiến hành. Công sức của Tài và các đồng nghiệp cũng được đền đáp xứng đáng khi vào đầu năm 2005, những mét cống bền sunphát có thể chịu đựng được trong môi trường nhiễm phèn, axít hoặc bazơ đầu tiên đã được sản xuất tại VN và giá thành chỉ bằng 50% so với giá ngoại nhập. Ông Nguyễn Địch Huy, Chủ tịch CĐ Công ty Hùng Vương, không giấu niềm tự hào: “Sản phẩm cống bê tông bền sunphát này đang được ứng dụng cho các công trình thoát nước thải Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, cải tạo vệ sinh môi trường khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đại lộ Đông Tây”...

Kỹ sư Nguyễn Ngọc An, Trưởng Phòng Vật tư Kỹ thuật, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan)

Sáng tạo nhiều công trình giá trị

Tốt nghiệp kỹ sư cơ khí (ngành điện lạnh) Trường ĐH Bách khoa TPHCM năm 1987, An về làm việc tại Công ty Vissan với chức

danh: trợ lý kỹ thuật cho giám đốc. Năm 1998, thời điểm Vissan bắt đầu sản xuất sản phẩm xúc xích, do không có thiết bị thanh trùng thực phẩm, trước khi đóng gói, công ty phải nhờ một đơn vị bạn thanh trùng giùm, vừa mất thời gian, vừa tốn kém. “Tại sao công ty cứ phải chịu cảnh đi thuê máy của đơn vị khác?”. Câu hỏi ấy làm An day dứt và anh trực tiếp gặp ông Lê Quang Nhường, giám đốc công ty lúc đó, đề đạt nguyện vọng. Lúc đầu, để tiết kiệm chi phí cho công ty, anh tận dụng bộ phận trao đổi nhiệt cũ lắp vào hệ thống. Nhưng khi vận hành, thiết bị hoạt động không ổn định, vì các bộ phận không tương thích. Những lần như vậy, An phải ở lại với anh em công nhân (CN) đến 21 giờ đêm mày mò, chỉnh sửa. Khâu khó nhất là hệ thống điều khiển tự động của thiết bị, An phải dành thời gian quan sát, ghi lại thông số, sau đó nhờ các chuyên gia của Trường ĐH Bách khoa lập trình giùm.

Khi chiếc máy vận hành thử, sản phẩm đưa đi kiểm nghiệm đạt yêu cầu, anh em ôm chầm nhau mừng rỡ. Sau thiết bị này, An và đồng nghiệp cho ra đời thêm 4 sản phẩm “Made in Vissan” (công suất 20 tấn sản phẩm/ngày) tương tự; tiết kiệm cho DN tổng cộng 6,5 tỉ đồng. Quan sát thiết bị do An thiết kế chế tạo, nhiều chuyên gia nước ngoài đặt vấn đề hợp tác sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài.

“Thời điểm thiết bị mới được đưa vào hoạt động, anh An thường xuyên túc trực ở xưởng thực phẩm để theo dõi, hướng dẫn CN cách vận hành. Gặp trục trặc, ảnh xắn tay vào làm hệt như một CN”- anh Quang Bão, chuyên viên kỹ thuật Công ty Vissan, nhận xét. Không riêng gì CN mới vào nghề, mỗi năm, Phòng Vật tư Kỹ thuật do An phụ trách còn đảm trách việc hướng dẫn sinh viên các trường đại học, cao đẳng thực tập (170 sinh viên/năm).

Ngoài thiết bị thanh trùng, An còn là “cha đẻ” của một loạt công trình có giá trị như “Phương pháp giải nhiệt cho hệ thống lạnh”; “Thiết kế chế tạo thiết bị lọc rác”..., chưa kể các công trình đồng tác giả khác.