399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Ngày nay, việc xảy ra sự cố từ các loại thang máy không còn là vấn đề hiếm gặp. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả việc không thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì thang máy. Bởi đây là một trong những công việc quan trọng mà các chủ sở hữu cần thực hiện thường xuyên.
So với những loại thang máy sử dụng tại các chung cư, tòa nhà cao tầng có tần suất sử dụng cao, thang máy gia đình có tần suất sử dụng ít do là tài sản riêng. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo trì thang máy gia đình tốt hơn rất nhiều so với những thiết bị công cộng. Nhưng việc bảo trì, bảo dưỡng thang máy gia đình như thế nào là phù hợp? Chi phí ra sao? Bao lâu cần bảo trì, bảo dưỡng một lần là vấn đề mà nhiều gia đình quan tâm. Chúng ta cùng tìm hiểu và thảo luận câu trả lời trong bài viết nhé.
Bảo trì là bất hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng và ở một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn; và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.
Bảo trì thang máy gia đình cũng vậy, vì đây là thiết bị phức tạp, yêu cầu rất cao về độ an toàn và có giá trị lớn nên công việc bảo trì là vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Một chiếc thang máy thường có rủi ro “gặp sự cố” cao hơn khi không được bảo trì tốt. (Rủi ro đó có thể lên đến 30%).
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất và các tổ chức uy tín về an toàn thiết bị thang máy trên thế giới, tất cả các công trình sử dụng thang máy cần được bảo dưỡng tối thiểu 1 tháng 1 lần.
Có thể nhiều bạn sẽ thắc mắc “tại sao việc bảo trì bảo dưỡng thang máy gia đình phải thực hiện hàng tháng chứ không phải 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm?”. Câu trả lời cho bạn là thang máy là một thiết bị rất quan trọng, một khi bị hư hại, thang máy có khả năng gây ra những hậu quả khó lường cho người sử dụng.
Đối với các thang máy có tần suất sử dụng cao trong các tòa nhà chung cư, văn phòng, thời gian kiểm tra định kỳ càng ngắn càng tốt. Đối với bảo trì thang máy gia đình, do tần suất sử dụng rất ít, là tài sản riêng nên việc chăm sóc, bảo quản và thời gian cần bảo trì lâu hơn các thiết bị công cộng.
Chính vì vậy mà đa số các nhà cung cấp lắp đặt thang máy trong thời gian thang máy còn bảo hành sẽ bảo trì bảo dưỡng đều đặn 1 tháng 1 lần. Sự kiểm tra thường xuyên này giúp phát hiện các lỗi cho dù nhỏ nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hành khách khi đi thang máy.
Sau khi hết thời gian bảo hành, hộ gia đình hoặc doanh nghiệp phải tiến hành ký kết hợp đồng với công ty bảo dưỡng thang máy và lựa chọn một trong những gói bảo dưỡng khác nhau để đảm bảo cho thang máy vận hành trơn tru và hạn chế đến thấp nhất các nguy cơ và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Tuy nhiên, với thang máy gia đình Mitsubishi mới lắp đặt, khách hàng chỉ cần khoảng 2 hoặc 3 tháng một lần, khi thời gian thang đã sử dụng lâu hơn thì cần bảo trì thường xuyên hơn.
Thang máy cần được bảo trì nếu gặp các vấn đề liên quan đến hoạt động. Đồng thời quy trình bảo trì thang máy cần tuân thủ các bước nhất định từ các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Thang máy quá ồn, quá trình khởi động và dừng không suôn sẻ.
Thang máy chạy chậm, quản lý tín hiệu gọi thang máy quá chậm
Hệ Thống Cáp Kém Chất Lượng: Với dòng thang máy gia đình sử dụng công nghệ cáp kéo là bộ phận cần được bảo dưỡng thường xuyên và được tra dầu mỡ để êm ái khi di chuyển.
Thang máy liên tục không hoạt động: ngay cả với những sự cố nhỏ nhất không gây nguy hiểm (thang máy dừng đột ngột dù không bị cắt điện, tắc cửa,…)
Quy trình sửa chữa bảo trì thang máy dân dụng bao gồm những gì? Quy trình bảo trì thang máy dân dụng được thực hiện bởi những nhân viên bảo trì có chuyên môn. Họ thực hiện các nhiệm vụ sau:
Nhận thông tin từ chủ sở hữu về tình trạng kỹ thuật
Vào cabin thử lên xuống 3 lần, dừng ở các tầng, đánh giá tình trạng của thang.
Kiểm tra và vệ sinh buồng thang máy
Kiểm tra giếng và phía trên cabin.
Kiểm tra đáy giếng và đáy cabin.
Kiểm tra và bảo dưỡng cabin.
Kiểm tra và bảo dưỡng mặt ngoài của sàn.
Hoàn thành và đánh giá tình trạng.
Cần lưu ý: Trong quá trình bảo dưỡng, có những chi tiết, bộ phận cần thay thế nhân viên kỹ thuật ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật và yêu cầu chủ xe xác nhận. Các chi tiết dự kiến không còn đủ độ tin cậy, có khả năng phải thay thế trong kỳ bảo dưỡng tiếp theo được chỉ rõ trong báo cáo và có kế hoạch chuẩn bị.