399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Vua Duy Tân cuộc đời và sự nghiệp

Vua Duy Tân cuộc đời và sự nghiệp

Vua Duy Tân là vị hoàng đế ở thời nhà Nguyễn, ông sinh ngày 19 tháng 09 năm 1900 và mất ngày 26 tháng 12 năm 1945, đương nhiệm ngôi vua 9 năm từ năm 1907 đến 1916.

Vua Duy Tân cuộc đời và sự nghiệp: lúc nhỏ 

Vua Duy Tân hay còn gọi là Nguyến Phúc Hoàng được người Pháp đưa lên làm ngôi vua từ khi còn rất nhỏ, lúc này vua cha (Vua Thành Thái) bị thực dân Pháp lưu đày. Tuy còn rất nhỏ nhưng vua Duy Tân đã rất hiểu được tình hình chính sự trong nước nên ông đã có thái độ không hề hợp tác với thực dân Pháp.

Trong quá trình cai trị, vua Duy Tân, chỉ sa một ngày đương nhiệm đã trở nên thay đổi và khác biệt hơn. Sự nhanh nhẹn, già dặn của những chuyện đại sự quốc gia đã làm vua khác đi rất nhiều. Tuy nhiên, do tuổi đời còn quá nhỏ, Vua Duy Tân bị người Pháp cho lập một phụ chính, trong đó có 6 vị thần để cai quản Ngài như: Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục. Bên cạnh việc cai quản, kiểm soát nhà vua, họ còn có nhiệm vụ cai trị đât nước Việt Nam dưới sự chỉ đạo của thực dân Pháp.

Vua Duy Tân cuộc đời và sự nghiệp: vua cùng các quan đại thần

Năm 1916, Ông đã bí mật liên lạc với các vị lãnh tụ tiêu biểu của nước ta như Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, để dự định khởi nghĩa chống lại Pháp. Tuy nhiên, kế hoạch của ông bị thất bại hoàn toàn và đã bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916, sau đó đêm ra an trí ở nơi xa xôi là Ấn Độ Dương.

Trong lúc lưu đày, gia đình cùng vua Duy Tân đã chọn cách sống giản dị tại một ngôi nhà thuê đơn sơ, ăn mặc và sinh hoạt giản dị như bao người dân ở đây thôi. Ông đã từng bất bình với via cha và tự lập, học và mở cửa hàng sửa chữa máy, thi đỗ tú tài ở trường trung học. Bên cạnh đó, ông còn học thêm ngoại ngữ, luật học, yêu âm nhạc, cưỡi ngựa…

Vua Duy Tân cuộc đời và sự nghiệp: vua lúc trưởng thành

Vua Duy Tân là con người khá độc lập và tự chủ, ít giao du và trầm lặng hơn. Ông cũng để lại nhiều bài thơ văn có giá trị. bên cạnh đó, ông còn mong muốn tham gia vào Quân đội Pháp sau này. Ông cũng có được một lòng nồng nà yêu nước, yêu quê hương Việt Nam và luôn muốn tìm cách tham gia và bảo mật nhưng vì hoàn cảnh đã từng là vị vua nên đây là đều không tưởng.

Nhưng đến năm 1945, ông trên máy bay bay về Việt Nam để tiếp tục thực hiện sứ mệnh mới nhưng không may đã gặp phải tai nạn khủng khiếp và mất vào ngày 26 tháng 12 năm 1945.