hình ảnh
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô có những rủi ro nào?

Dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô có những rủi ro nào?

Dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất xe, các khoản phí và lãi suất cao. Để tránh những sự cố không mong muốn người dùng nên tham khảo những điều sau đây.

Thủ tục cầm cà vẹt xe

Rủi ro dịch vụ cầm cavet oto

Cách giảm rủi ro

Xe hơi là tài sản có giá trị, chỉ khi thực sự cần tiền, chúng ta mới sử dụng dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô hoặc luôn cả xe nhằm trang trải cuộc sống. Khi giao cho chủ tiệm rất dễ xảy ra nhiều vấn đề, bao gồm nguy cơ mất xe, lãi suất không minh bạch, hợp đồng không rõ ràng, các khoản phí không đúng với thỏa thuận, tiềm ẩn tranh chấp, bạn cần có sự hiểu biết và cảnh giác khi tiếp cận các hình thức này. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn giảm thiểu những rủi ro trong hình thức này.

Dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô có những rủi ro nào?

Thủ tục cầm cà vẹt xe oto gồm những gì?

Thủ tục cầm cà vẹt ô tô chính chủ gồm thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân của chủ tài sản/người cầm cố, giấy đăng kiểm xét xe gần nhất, giấy đăng ký xe ô tô (cà vẹt) bản gốc, hợp đồng bảo hiểm xe còn hạn sử dụng.

Thủ tục cầm cầm cavet xe oto đang trả góp gồm thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân của chủ tài sản/người cầm cố, cavet trắng mà ngân hàng cấp cho bạn, sổ đăng kiểm, hợp đồng vay vốn ngân hàng bản gốc, bảng sao kê tài khoản 3 tháng gần nhất (không bắt buộc).

Thủ tục cầm cavet ô tô không chính chủ gồm thẻ căn cước công dân/chứng minh nhân dân của chủ tài sản/người cầm cố, sổ đăng kiểm, giấy đăng ký xe ô tô (cà vẹt) bản gốc, giấy ủy quyền hoặc mua bán có công chứng của chủ xe đối với người đi cầm.

Yêu cầu cụ thể về thủ tục cầm cavet xe hơi thay đổi theo từng tiệm cầm đồ. Trước khi bạn bắt đầu tiến hành cầm cố, quý khách nên liên hệ với cơ sở cầm cố cụ thể để rõ ràng về các yêu cầu và quy trình của họ.

Rủi ro của dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô

Rủi ro của dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô bao gồm mất xe, chi phí cắt cổ, lãi suất không minh bạch, xảy ra tranh chấp, hư hại xe trong quá trình giao tài sản cho chủ tiệm cầm đồ quản lý.

Cầm cố tài sản là việc giao tài sản và giấy tờ liên quan cho bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba nhằm bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ cụ thể. Bên nhận cầm cố hoặc bên thứ ba sở hữu tài sản này cho đến khi các nghĩa vụ đã được bảo đảm hoàn thành hoặc họ được quyền xử lý tài sản theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của họ.

Theo Điều 315 BLDS năm 2015, cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp: 1.Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; 2. Việc cầm cố tài sản được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; 3. Tài sản cầm cố đã được xử lý; 4. Theo thoả thuận của các bên.

Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động cầm cố và giao dịch dân sự không phải lúc nào cũng đơn giản và có nhiều biến tướng, bất lợi đối với bên cầm cố.

Mất xe

Do lãi suất vay cao hơn mức thông thường và giữ cavet ô tô, nhiều khách hàng gặp khó khăn khi muốn chuộc lại xe. Nếu bạn không thể trả đầy đủ các khoản phí cho bên cầm đồ khi đến hạn hợp đồng, họ có quyền quản lý và bán tài sản của bạn, dẫn đến mất hoàn toàn quyền sở hữu xe.

Các khoản phí đắt đỏ

Một số tiệm cầm cà vẹt ô tô kèm theo những khoản phí: giữ và bảo quản tài sản hoặc giấy tờ trong thời gian hợp đồng, lấy lại tài sản cố định hoặc dựa trên giá trị xe, sử dụng dịch vụ cầm cố như kiểm tra hoặc thẩm định giá trị xe… tùy theo cơ sở cầm cố và hợp đồng cụ thể.

Lãi không như thỏa thuận

Cầm cavet xe oto được định giá khoảng 60-70% giá trị thực của xe, lãi dao động từ từ 3% - 4% mỗi tháng. Lý thuyết là thế nhưng hiện thực thì khác, cơ sở không bất lương lấy lý do rủi ro mất giá nhanh của ô tô, yêu cầu khoản vay ngắn hạn và lãi suất cao hơn nhiều so với quy định của pháp luật. Người vay chỉ có thể chấp nhận mức lãi đó để đáp ứng nhu cầu tài chính gấp hoặc khi không đủ điều kiện vay từ ngân hàng như nợ xấu hoặc thủ tục phức tạp.

Một số tiệm cầm cố không có danh tiếng tốt tạo điều kiện để lách luật bằng cách thu tiền lãi trước đòi hòa vào số tiền vay thực tế, ghi lãi suất thấp hơn trong hợp đồng nhằm trục lợi. Khi có tranh chấp, việc chứng minh mức lãi suất thực tế bị khó khăn, người gửi tài sản (người sở hữu ô tô) sẽ bị thiệt hại.

Xảy ra xung đột

Nếu bên cầm cố không tuân thủ hợp đồng, không thanh toán lãi suất và số gốc đúng hạn, phải đối mặt với sức ép trả nợ, nhiều trường hợp không dám tới cơ quan công an để tố cáo, do sợ hậu quả có thể lan rộng đến người thân. Trong tình huống này, tài sản cầm cố bị tiệm bán hoặc chuyển nhượng ngay cho một bên khác  (hầu hết trước khi cầm, bên cầm thường phải ký một văn bản công chứng mua bán).

Trách nhiệm bảo quản tài sản

Khi khách hàng đem cầm cavet oto, tiệm cầm cố sẽ yêu cầu giao tài sản lại cho việc quản lý và bảo quản. Sau khi nhận, chủ tiệm thường không được phép sử dụng và chỉ có quyền bảo quản. Vài trường hợp, khi giao nhận tài sản, bên cầm cố không lập biên bản hiện trạng tài sản chi tiết và rõ ràng, dẫn đến không có căn cứ để giải quyết khi giấy tờ bị hỏng hoặc mất mát.

Cách giảm rủi ro cầm cavet xe hơi

Dịch vụ cầm cà vẹt xe ô tô có những rủi ro nào?

Để giảm rủi ro khi cầm cavet xe hơi, hãy xem xét các biện pháp sau: chọn tiệm cầm đồ uy tín, lựa chọn lãi suất hợp lý dựa trên khoản vay, thanh toán đúng hạn và xem xét kỹ hợp đồng. Lưu ý rằng tiệm cầm đồ có thể duyệt khoản vay khác nhau tùy theo hồ sơ và giá trị của xe, hãy cẩn trọng với các vấn đề sau:

Chọn tiệm cầm đồ uy tín

Luôn chọn một tiệm cầm đồ có danh tiếng tốt, tra cứu các đánh giá từ khách hàng trước đó và kiểm tra xem họ có được cấp phép và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan hay không.

Kiểm tra hợp đồng kỹ lưỡng

Đọc hợp đồng thật kỹ, đảm bảo bạn hiểu rõ về mức lãi suất, thời hạn, các khoản phí, điều kiện ký gửi tài sản, yêu cầu giải thích mọi điều khoản không rõ ràng trước khi ký hợp đồng.

Ghi lại biên bản hiện trạng tài sản

Trước khi giao tài sản, hãy lập biên bản hiện trạng tài sản chi tiết và cụ thể, giúp xác định tình trạng của giấy tờ trước khi cầm cố. Hãy chụp hình tài sản để lưu trữ (nếu có thể).

Lãi suất và các khoản phí rõ ràng

Yêu cầu tiệm cầm cố cung cấp thông tin minh bạch về mức lãi suất và các khoản phí. Hãy kiểm tra xem chúng có tuân theo quy định của pháp luật và so sánh với nhiều tiệm cầm cố khác để đảm bảo bạn không phải trả quá nhiều.

Thanh toán đúng hạn

Dù bạn vay ít hay nhiều, luôn cần thanh toán lãi đúng hạn. Hãy xem xét cân nhắc giữa thu nhập cá nhân và lợi nhuận từ khoản vay trước khi quyết định có nên vay tiền hay không. Điều quan trọng là xem xét mức lãi suất và các khoản phí nếu bạn muốn thanh toán sớm hơn hợp đồng. Nếu tài chính không cân đối, đặc biệt là khi bạn không có khả năng trả gốc và lãi đúng kỳ hạn đã thỏa thuận, sẽ tạo gánh nặng không nhỏ.

Quyết định vay không nên dựa vào suy nghĩ qua mặt hoặc trốn tránh trách nhiệm trả nợ. Khi bạn đã thỏa thuận vay bằng cách cầm cố cavet xe ô tô hoặc bất kỳ giấy tờ cá nhân nào khác, hãy nhớ rằng người cho vay thường đã xem xét đến tín dụng của bạn. Bất kể bạn có thể trốn tránh một thời gian, họ vẫn có thể tìm cách thu nợ.