hình ảnh
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Truyện cười Thầy đồ toàn tập

Truyện cười Thầy đồ toàn tập

Thầy đồ xưa luôn là đề tài thú vị cho những câu truyện cười. Để chế giễu các vị thầy đồ bụng rỗng tuếch nhưng hay ra dáng ta là thầy đồ, muốn được mọi người trọng vọng, dân gian có rất nhiều tình huống để châm biếm các thói hư tật xấu cũng như chuyện kém năng lực trí tuệ của các thầy.

Truyện cười Thầy đồTam đại con gà

Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ”, đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.

- Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.

- Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ, tuy cậy, trong lòng vẫn thấp thỏm.

- Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.

- Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì… Dủ dỉ là con dù dì…

- Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?

- Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí  thầy vội nói gỡ: "Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia."

- Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?

- Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!

(Truyện Tam đại con gà thuộc tuyển tập truyện cười Thầy Đồ toàn tập do thegioihinhanh.com biên soạn)

 

Ngưu là con bò tót

Một thầy đồ dốt, ngồi dạy học ở nhà nọ. Có nhiều chữ thầy không biết, nên phải đi hỏi người ngoài rồi mới về dạy lại.

Một hôm, dạy đến chữ "bôn" nghĩa là chạy, chữ chồng lên nhau, đoán mãi không ra chữ gì, mới hỏi dò người ta:

- Có giống gì khoẻ bằng ba con trâu không nhỉ?

Có người bảo:

- Có giống bò tót.

Thầy về dạy học trò:

- Ngưu là con bò tót.

Một hôm khác, thầy lại đến dạy chữ "đinh", mặt chữ thì biết, mà nghĩa thì lại không hay, nhưng vội quá, không kịp đi hỏi. Thấy chữ viết giống như cái giằng cối xay, thầy bèn dạy liều:

- Ðinh là giằng cối xay.

Nhà chủ thấy thầy dốt quá, đành mời thầy cắp tráp ra cửa và đọc tiễn thầy một bài thơ:

Ngưu là con bò tót

Ðinh là giằng cối xay

Thầy dạy hay chữ quá

Xin thầy về đi cày...

(Đọc tiêu đề truyện đủ thấy Thầy Đồ rởm ngày xưa bị lên án khá nhiều. Truyện cười Thầy đồ toàn tập rất vui nhận được góp ý từ bạn đọc)

 

Truyện cười Thầy đồSợ sét bà

Xưa có một thầy đồ ngồi dạy học ở một nhà người đàn bà goá. Bữa nào ăn cơm, bà cũng chỉ cho thầy ăn vừa sét bát thì thôi.

Một hôm, trời mưa sấm sét dữ lắm. Người đàn bà sợ run cầm cập, còn thầy đồ thì thản nhiên như không.

Người đàn bà thấy vậy hỏi:

- Thầy không sợ sét ư?

Thầy đồ đáp:

- Tôi không sợ sét của trời, tôi chỉ sợ sét của bà thôi. Cứ mỗi ngày ba sét ba lượt thì tôi cũng chết đói mất.

(Ông nào cũng sợ bà cả, chỉ có ông Đồ là không dám "sợ" mà thôi. Bạn đọc Truyện cười Thầy đồ toàn tập nếu không mắc cười thì tự cù léc đi nhé. Ka ka..)

 

Đôi câu đối chọi

Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).

Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:

- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi:

- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi tiếp:

- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?

Thầy gật đầu:

- Ðược lắm, được lắm!

Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".

Cuối cùng anh ta xin đọc:

- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".

 

Truyện cười Thầy đồTệ

Có một thầy đồ hay trách vặt. Mộ hôm đang buổi học, có người đến xin phép thầy cho một học trò được nghỉ dở buổi học vì ở nhà có giỗ. Thầy liền cho em học trò ấy về ngay. Suốt ngày hôm ấy ai mời thầy đi đâu thầy cũng không đi. Thầy cầm chắc rằng, hôm nay sẽ được một bữa chén no nê, sao gia đình em học trò ấy lại không mời mình được!

Quái! Chờ đã hết ngày cũng không thấy ai đến mời. Tối đến ngoài trời mưa tầm tã, trong nhà thầy vẫn chong đèn, ngồi ngóng tin mời. Trời càng khuya, gió thổi càng lạnh, đợi mãi không thấy, thầy đồ phải tắt đèn đi ngủ. Tuy vậy, thầy vẫn không dám ngủ. Song đôi mắt của thầy đâu có theo ý muốn của thấy. Nó cứ ríu dần, ríu dần, thầy đồ đã ngủ mơ. Chợt có tiếng động rèm, thầy đồ giật mình thột dậy. Trong bụng tưởng như có cờ phất, thầy liền hỏi:

- Sao đến khuya thế con? Khuya thế?...

Mãi không có tiếng đáp lại. Thầy đồ thắp đèn lên xem, thì chẳng thấy ai cả, chỉ thầy một con chó lông ướt mẹp đang đứng cạnh rèm, cái đuôi ngoắt ngoắt, đôi mắt lấm lét nhìn chủ.

Thầy đồ bực quá, bụng bảo dạ: "Sáng mai phải cho thằng này bài học mới được! Ðồ tệ!".

Sáng hôm sau, lớp học vẫn tiến hành như thường lệ, học trò đến lớp đông đủ. Ðang buổi học nghĩa, em học trò nọ giở sách ra, chỉ vào chữ thứ nhất của hàng đầu, bài thầy mới viết, hỏi thầy:

- Thưa thầy chữ gì đây?

- Chữ "tệ".

Thầy cắt nghĩa luôn: "tệ là tệ". Em học trò không hiểu ý thầy nên vẫn điềm nhiên học: "tệ là tệ", "tệ là tệ". Hỏi sang chữ thứ hai, thầy vẫn bảo đó là "tệ" và cũng cắt nghĩa "tệ là tệ". Chữ thứ ba, thứ tư, thứ năm, thầy cũng bảo như vậy. Sang chữ thứ sáu, vừa nghe thầy nói đó cũng là chữ "tệ" xong, em học sinh ngơ ngác hỏi:

- Thưa thầy, tệ cả hàng phải không ạ?

Với giọng như ngậm roi trong miệng, thầy đáp:

- Phải, nhà mày tệ cả họ chứ không chỉ cả hàng đâu!!!

 

Dẻo và bền nhất

- Thầy: Trò nghe đây: sắt thép, đồng…vật liệu nào dẻo dai và bền nhất?

- Quỳnh: Thưa thầy là…Thưa thầy cho 5 phút suy nghĩa ạ. Á! Thưa thầy vật dẻo dai và bền nhất đó là sợi tóc ạ.

- Thầy: Sao! Làm gì có chuyện đó sợi tóc làm sao có thể dẻo hơn sắt thép được?

- Quỳnh: Sao lại ko ạ! Thưa thầy chẳng phải người ta nói nghìn cân treo sợi tóc đó thôi ạ.

Uống nước nhớ...

- Thầy: Uống nước nhớ gì, em nào biết!

- Quỳnh: Dạ thưa thầy, uống nước kẻ trồng cây!

- Thầy: Sao lại uống nước nhớ kẻ trồng cây?

- Quỳnh: Dạ , vì em uống nước dừa mà thầy!

 

1x10=9

- Thầy:Một cái bánh giá 1 hào, vậy 10 cái giá bao nhiêu, trò?

- Quỳnh: Thưa thầy khoảng chín hào ạ!

- Thầy: Sao lại 9 hào, con tính lại đi!

- Quỳnh: Thưa thầy, tại vì mua nhiều…họ bớt tiền cho ạ!