399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ảnh đẹp
  • Một vài thông tin về nghệ thuật tranh lụa ở Việt Nam

Một vài thông tin về nghệ thuật tranh lụa ở Việt Nam

Thể hiện trên những chất liệu mềm mại, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, những bức tranh lụa đã được ra đời, góp phần làm giàu nghệ thuật tranh lụa cho nước ta và mang tới cho người thưởng thức nghệ thuật những bức tranh giàu tính nhân văn và sáng tạo.

Một vài thông tin về nghệ thuật tranh lụa ở Việt Nam

Nghệ thuật tranh lụa ở nước ta đã có từ lâu nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo tranh trên chất liệu mới, mềm mại như lụa nhưng theo năm tháng, cùng với nhiều loại hình nghệ thuật vẽ tranh khác ra đời, nghệ thuật tranh lụa không còn phổ biến như trước và ít người nhắc tới.

Bên cạnh đó, nghệ thuật vẽ tranh lụa ở nước ta chủ yếu sử dụng chất liệu lụa tơ tằm, có loại sợi mướt, nhỏ mịn, có loại thô mộc tạo nên những thớ khỏe khoắn, sù sì. Mỗi loại lụa sẽ mang lại một hiệu quả khác nhau khi vẽ tranh do độ ken dày mỏng của thớ lụa. Trước kia, nhiều vùng nông thôn dệt vải thủ công để phục vụ sinh hoạt, trong đó có một loại gọi là vải sồi, dệt bằng tơ tằm thô, khổ hẹp dùng để may áo, làm bao ruột tượng. Sồi cũng được một số họa sĩ thử nghiệm vẽ, có một số nét mới lạ. Hiện nay, loại lụa mà các họa sĩ thường dùng để vẽ là lụa của làng Quan Phố, được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm nên độ bền chắc và thấm màu rất tốt.

Nghệ thuật tranh lụa cũng không quá phức tạp, chỉ cần nắm bắt một số quy tắc về vẽ tranh lụa và biết vẽ tranh là bạn đã có thể tạo ra được bức tranh lụa mình thích tuy chất lượng của bức tranh có thể không bằng những tác phẩm do nghệ nhân tài bài vẽ ra.

Nghệ thuật tranh lụa đang dần vắng bóng và không ít được nhắc tới nhiều như những nghệ thuật tranh đá quý, tranh sơn dầu…nhưng tranh lụa sẽ vẫn còn là niềm tự hào của dân tộc ta, đã từng là đỉnh cao trong nghệ thuật sáng tác tranh của dân tộc, được nhiều bạn bè quốc tế biết tới “tranh lụa của Việt Nam”.