399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Có thể thấy rằng, nghệ thuật tranh sơn mài được phát triển bắt nguồn từ nghề sơn thủ công truyền thống của Việt Nam. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai….vẽ trên vóc màu đen. Và mãi đến sâu này, các họa sĩ nước ta mới tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre…họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn mài mới độc đáo, rồi từ đó sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự giá trị
Những bức tranh sơn mài hoa sen đắp nổi được coi là một kiệt tác điển hình của các tác phẩm nghệ thuật tranh sơn mài hiện nay. Trong đời sống chúng ta, hiếm có loài hoa nào vừa gần gũi thân thiết nhưng lại thanh cao và tao nhã như hoa sen. Mặc dù sống giữa bùn lây hôi tanh, nhưng hoa vẫn giữ cho mình hương sắc nồng nàn. Chính vì thế, hoa được chọn làm quốc hoa của nước ta. Chính vì lẽ đó, nhiều họa sĩ đã nhanh chóng gửi gắm những hình ảnh này vào các tác phẩm tranh ảnh của mình. Nghệ thuật tranh sơn mài hoa sen đắp nổi thể hiện sinh động và đầy màu sắc của loài hoa dân tộc này. Sản phẩm có thể dùng để trang trí, làm quà tặng cho những người thân yêu rất ý nghĩa.
Hình ảnh cánh hoa sen trong nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam được thể hiện bằng hình ảnh mộc mạc, đơn giản, nhẹ nhàng với đôi tay khéo kéo, tỉ mỉ. Nhờ đó, trong từng tác phẩm tranh sơn mài hoa sen, chúng ta lại thấy được những đường nét uyển chuyển, tinh tế và đầy ý nghĩa, sâu sắc. Như vậy, việc lưu giữ và trang trí tranh sơn mài hoa sen không chỉ là nét đẹp mà còn là cách để thể hiện lòng tự hào dân tộc của chúng ta.