399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Đối với mối người, khi nhìn ngắm tranh thêu chữ thập quan âm, mọi người sẽ có cảm giác khác nhau, có người nhìn thấy sự từ bi trong ánh mắt của Phật bà, có người nhìn thấy ánh mắt chừng phạt…Nhưng những bức tranh này đều có mọt mục đích chung đó là hướng con người ta tới những điều tốt lành, làm việc thiện và tranh xa những điều xấu, hại người, hại luôn bản thân mình.
Bồ-tát Quán Thế Âm tu hạnh từ bi, thường cứu khổ chúng sanh, nên người ta thường xưng tán Ngài là Đại từ Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát. Hạnh đại từ bi của Ngài là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lơn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.
Trong tranh thêu chữ thập quan âm, Phật bà quan âm thường có một bình nước cam lồ với một cành liễu, Phật bà ngồi hoặc đứng trên đài hoa sen, sau lưng là vùng trời rộng lớn làm toát lên vẻ thanh toát và từ bi của một đáng cứu sinh.
Tương truyền, trong bình thanh tịnh mà Quan thế âm bồ tát thường cầm đó chính là nước cam lồ, thứ nước tượng trưng cho lòng từ bi, khi rưới tới đâu là chan rải tình thương tới đó, làm mát mẻ êm dịu mọi khổ đau của chúng sanh. Đặc điểm của nước cam lồ là vừa ngọt vừa mát. Bình thanh tịnh là giới đức. Như Phật tử giữ năm giới, nhờ giữ giới mà trong sạch thanh tịnh. Người không giữ giới không bao giờ có tình thương chân thật hay lòng từ bi.
Nắm được những đặc điểm gắn liền với Quan thế âm bồ bát, mọi người khi làm tranh thêu chữ thập quan âm đều thêu rất tỉ mỉ và thêu với một lòng thành kính riêng của mình, khiến bức tranh luôn sinh động và ấn tượng với người xem. Nếu bạn thích tranh thêu chữ thập quan âm, bạn cũng có thể mua một bức tranh để treo ở nơi thờ cúng, hay nơi trang trọng nhất của nhà mình để bức tranh có thể phát huy được hết tác dụng.