399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Quy trình thực hiện kiểm định thiết bị áp lực

Quy trình thực hiện kiểm định thiết bị áp lực

Thiết bị áp lực là những thiết bị chứa chất lỏng, chất khí hoặc môi chất có áp suất cao hơn áp suất khí quyển, vì thể rất dễ gây cháy nổ. Vì thế, việc kiểm định thiết bị áp lực rất quan trọng và được thực hiện theo quy trình nhất định để đảm bảo an toàn.

Các bước thực hiện kiểm định thiết bị áp lực

- Trước hết là chuẩn bị kiểm định, người kiểm định sẽ thông báo thời gian kiểm định thiết bị áp lực với đơn vị sản xuất để họ chuẩn bị không gian và thiết vị cho quá trình kiểm định.

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị áp lực. Hồ sơ của thiết bị áp lực gồm các thông tin về xuất xứ, chất liệu, nơi sản xuất của thiết bị. Ngoài ra, còn có những biên bản về các lần kiểm định trước (nếu có), những giấy tờ chứng minh về việc sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị đã diễn ra trước đó. Những giấy tờ này giúp người kiểm định xác định được hoàn cảnh ban đầu của thiết bị cần kiểm định.

kiểm định thiết bị áp lực

- Kiểm tra bên trong và bên ngoài của thiết bị áp lực. Quá trình kiểm định thiết bị áp lực sẽ được thực hiện từ ngoài vào trong. Người kiểm định quan sát những dấu hiệu bên ngoài, ví dụ như chất liệu vỏ, bề mặt sơn có bị tróc hay không, vỏ có vị lồi lõm hay không, các chi tiết máy có được lắp đặt đúng vị trí hay không, có bị gỉ hay không,… Bên trong, kiểm định về bề dày của lớp vỏ của thiết bị áp lực, kiểm tra các ống dẫn, các thiết bị gắn liền với thiệt bị áp lực,…

- Kiểm tra kỹ thuật, bước kiểm định thiết bị áp lực này là kiểm định sức chịu áp lực, kiểm tra độ kín (thường áp dụng với những thiết bị có chất môi ở áp suất cao và dễ gây cháy nổ), vận hành thử. Bước kiểm tra kỹ thuật rất qua trọng, vì đây là bước thử hiệu quả hoạt động của thiết bị, và cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm định được đưa ra bởi kiểm định viên.

Tầm quan trọng của thực hiện kiểm định thiết bị áp lực

Việc thực hiện kiểm định thiết bị áp lực là rất quan trọng. Bởi thiết bị áp lực là một thiết bị có nguy cơ gây cháy nổ cao, gây nguy hiểm cho người lao động, những công nhân có mặt tại nhà máy, công xưởng. Thực hiện kiểm định thiết bị áp lực là để chắc chắn về mức độ an toàn của thiết bị áp lực, cũng  như đảm bảo an toàn cho người lao động

Hơn nữa, thiết bị áp lực thường có thể tích lớn, và có ảnh hưởng không nhỏ đến cả quả trình hoạt động của hệ thống máy móc chung trong nhà máy, công xưởng. Một khi thiết bị áp mực bị hỏng hóc hay xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hưởng đển những máy móc khác, có khi còn gây hư hỏng liên hoàn, gây tổn thất lớn đối với đơn vị sản xuất. Do đó, đơn vị sẩn xuất phải chủ động thực hiện những lần kiểm định thiết bị áp lực để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra, và cũng để đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống máy móc hiệu quả hơn.