hình ảnh
Thông tin doanh nghiệp
NEWS  |  TAGS

399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Nuôi yến

Nuôi yến ngay tại nhà là phương pháp lấy tổ mà không cần phải vất vả để ra ngoài đảo, treo lên các vách đá nguy hiểm. Tuy nhiên, để mô hình này thành không thì không hề đơn giản chút nào, bạn cần phải trang bị những kiến thức cần thiết về kỹ thuật làm nhà và nuôi chim yến. Nếu bạn đang muốn đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng còn quá ít kinh nghiệm, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích được chia sẻ dưới đây.

Xây nhà ở cho chim yến

Nuôi yến

Nhiệt độ và ánh sáng

Nhiệt độ thích hợp để nuôi chim yến sinh sản và làm tổ là từ 27 đến 29 độ C. Nếu điều kiện quá nóng hoặc quá lạnh, chim sẽ chậm lớn, dễ mắc bệnh và cho ra năng suất làm tổ thấp. Loài chim này có thể dễ dàng thích nghi với môi trường có độ ẩm tương đối lớn đạt từ 70 đến 85%. Tuy nhiên thực tế thì độ ẩm lý tưởng để chim yến có thể phát triển nhanh nhất và tạo ra nhiều tổ yến đạt chuẩn sẽ trên dưới 80%.

Để tránh được ánh mắt của con người và những loài khắc tinh của nó, chim yến thường quen sống trong môi trường tối. Vì vậy để đàn chim luôn được cảm thấy an toàn trong việc ấp trứng và chăm sóc con bạn nên xây nhà cho chim với lượng ánh sáng phù hợp. Đảm bảo nhà yến có mức sáng từ 0.02 đến 0.2 lux.

Kỹ thuật xây nhà ở

Nhà nuôi chim yến đạt chuẩn cần phù hợp với đặc tính của chúng cũng như yêu cầu về kích thước. Loài chim này chưa được thuần hóa, quen sống tại các hang động tự nhiên nên khi xây nhà ở cho chúng cần đảm bảo ngôi nhà đó gần giống các hang động để chúng luôn cảm thấy thân thuộc và an toàn. Chim thích bay lượn nên kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ là tạo cho chúng một không gian sống rộng rãi, thoải mái. Theo các chuyên gia, nhà yến thành công nên có diện tích tối thiểu từ 100m2 với kích thước 5 x 20m. Một vài nhà nuôi chim cho ra năng suất lấy tổ yến cao sẽ có kích thước lên đến 10 x 20m.

Trong trường hợp nhà yến có diện tích bé hơn, nhằm để cung cấp chỗ chứa lớn nên xây lên 3 – 5 tầng. Mỗi tầng chia ra các phòng làm tổ cho chim với diện tích 4 x 4m. Phòng bay lượn cũng rất quan trọng, nó giúp đàn chim mới dễ dàng quan sát và đưa ra quyết định đây có phải là nơi ở thích hợp. Kích thước lý tưởng của phòng bay lượn cho chim yến nên đạt chuẩn từ 5 x 5m. Chiều cao của các tầng tối thiểu là 3m, tối đa không nên quá 4,5 m bởi nếu xây quá cao việc điều chỉnh độ ẩm nhà chim sẽ khó khăn.

Dẫn dụ chim yến

Chủ nuôi cần lắp đặt các thiết bị âm thanh gọi đàn để dẫn dụ đàn chim mới vào nhà. Đồng thời sử dụng phân tự nhiên hoặc hóa chất tạo mùi nhằm mục đích tạo môi trường an toàn cho chim yến. Chim yến sẽ cảm thấy an tâm vào ở nếu như ngửi thấy mùi đồng loại của chúng trong ngôi nhà mới này.

Chăm sóc chim yến lấy tổ

Nuôi yến

Phòng trừ dịch bệnh

Nhìn chung thì chim yến có ít bệnh hơn so với những loài động vật khác, tuy nhiên đều đó có nghĩa bạn không nên chủ quan mà thay vào đó luôn có biện pháp phòng ngừa bệnh cho loài chim này. Nên thường xuyên vệ sinh chuồng chim, xử lý chất thải đúng cách. Trong quá trình vào nhà yến để thu hoạch tổ thì những dụng cụ cần phải được làm sạch, khử trùng. Ngoài ra khi ra vào nhà chim phải mặc đồ bảo hộ.

Lưu ý khi lấy tổ yến

Chim yến sau một thời gian hoạt động sẽ đi tìm kiếm bạn đời của mình, chúng sẽ bắt đầu giao phối và tạo tổ để nuôi chim non. Để đảm bảo chim yến sống trong nhà không bị ảnh hưởng, người nuôi cần phải lựa chọn những thời điểm lấy tổ phù hợp. Nên chọn tổ yến của những con chim trưởng thành, mặc dù phải bởi vì lúc này tổ yến có vừa đạt chuẩn lại không gây ảnh hưởng đến đàn chim. Không nên những tổ của chim mẹ chuẩn bị đẻ hay chim non mới ra đời vì nó sẽ ảnh hưởng đến chim mẹ và phát triển chim con.

Thời gian thích hợp để vào nhà lấy tổ là từ khoảng 8 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều. Bởi vì trong khoảng thời gian này, chim yến sẽ ít khi ở nhà mà đã bay ra ngoài kiếm ăn. Khai thác tổ vào thời gian này sẽ ít gây biến động trong nhà chim, không làm cho đàn chim cảm thấy sợ hãi và hoang mang.

Kết luận

Vừa rồi là những kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết, cụ thể đạt được thành công khi lựa chọn lĩnh vực, người nuôi nên nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia kinh nghiệm trong nghề.