399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Palang cáp điện dầm đôi là thiết bị chính, chuyên dùng cho palang điện dầm đôi, cổng trục dầm đôi với cơ cấu nâng hạ đặt trên 1 hệ khung di chuyển 4 bánh xe. Ngoài ra, người ta còn hay gọi là Xe hàng hay tời nâng cáp điện dầm đôi tùy vùng miền và quy ước mỗi nơi.
Palang cáp điện dầm đôi thường sử dụng với các loại palang, cổng trục có tải trọng nặng, chế độ làm việc liên tục và đòi hỏi tính ổn định kết cấu cao. Trong một số trường hợp, palang cáp điện dầm đôi giúp tối ưu chiều cao nâng hạ của palang khi nhà xưởng có sẵn quá thấp. Palang cáp điện dầm đôi có tải trọng tiêu chuẩn đa dạng từ 2 tấn đến trên 30 tấn. Chiều cao nâng tiêu chuẩn 12m, 18m hoặc 24m
- Palang điện dầm đôi có khả năng nâng hạ tải trọng lớn từ 2 đến 100 tấn, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng của hầu hết người tiêu dùng.
- Được thiết kế vững chắc, hoạt động ổn định mang lại hiệu suất làm việc cao.
- Tuy nhiên, palang điện dầm đôi cũng có điểm hạn chế là dễ xảy ra xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản 2 bên ray không đều.
- Chi phí lắp đặt palang điện dầm đôi cao hơn palang dầm đơn.
- Palang điện dầm đôi được ưa chuộng sử dụng để nâng, vận chuyển vật nặng trong các nhà máy sản xuất: nhiệt điện, gang thép,...
Palang điện dầm đôi hay còn gọi là palang dầm kép, palang 2 dầm là thiết bị nâng hạ công nghiệp có khả năng nâng hạ tải trọng lớn. Cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:
- Dầm chính của palang điện dầm đôi: thiết kế dạng hộp, gồm 2 dầm chính liên kết với cơ cấu di chuyển bằng liên kết cứng dạng gối.
- Palang nâng hạ dầm đôi: là cơ cấu chính của palang, bao gồm cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển palang kiểu khung kết cấu với bốn bánh xe di chuyển.Khi mua palang điện dầm đôi cần chú ý đến các thông số kỹ thuật như: tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng hạ, tải trọng nâng hạ,...
Cơ cấu nâng hạ dùng Palang thường nhập khẩu trực tiếp nên cần chú ý các thông số kỹ thuật đảm bảo yêu cầu như tốc độ nâng hạ, tốc độ di chuyển, chiều cao nâng hạ. Palang cáp điện dầm đôi có các thiết bị an toàn như bộ báo quá tải, giới hạn hành trình nâng hạ, di chuyển và tay bấm điều khiển đồng bộ.
Palang điện dầm đôi cũng có thể sử dụng xe con có khả năng làm việc liên tục, trong điều kiện khắc nghiệt như nhà máy thép, luyện kim…
Dầm biên palang điện dầm đôi gồm: khung dầm biên, hộp bánh xe, động cơ giảm tốc và các đầu đấm cao su giảm chấn. Trên dầm biên có lắp bánh xe di chuyển chạy trên thanh ray giúp palang di chuyển dọc theo nhà xưởng. Động cơ dầm biên lấy nguồn điện thông qua ray điện palang. Palang điện dầm đôi có tải trọng lớn thì dầm biên càng dài.
- Hai đầu của dầm chính liên kết cứng với các dầm cuối theo phương thẳng đứng và nằm ngang. Tại dầm cuối có lắp bánh xe di chuyển chạy trên hai thanh ray đặt dọc theo sàn nhà xưởng trên các vai cột. Theo phương nằm ngang thì khoảng cách tại tâm các ray là khẩu độ palang.
-Palang chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính, chúng di chuyển nhờ cơ cấu nâng. Tùy vào công dụng của palang mà đặt 1 hoặc 2 cơ cấu nâng trên palang. Nếu có 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính có tải trọng lớn, cơ cấu nâng phụ tương ứng có tải trọng tâm nhỏ hơn.
- Cơ cấu di chuyển được đặt trên kết cấu dầm cầu. Động cơ của các cơ cấu này lấy nguồn điện thông qua đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng dùng để phục vụ cho việc kiểm tra bảo trì nguồn điện này.
- Cáp điện dùng để cấp điện cho các động cơ đặt trên palang bằng cách treo lên, trên phần kết cấu thép của palang có thêm phần sàn đứng với lan can tiện cho việc đi lại kiểm tra bảo dưỡng.
Palang điện dầm đôi gọn nhẹ, kết cấu vững chắc hoạt động ổn định có khả năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn. Palang điện dầm đôi có thể nâng từ 2 tấn đến 100 tấn, khẩu độ từ 5m đến 50m.
Palang điện dầm đôi cũng có nhược điểm dễ xảy ra xô lệch dầm khi di chuyển do lực cản hai bên ray không đều.
Palang điện dầm đôi ngày càng được ứng dụng phổ biến để nâng, vận chuyển các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất : nhiệt điện, gang thép….
Một số lưu ý khi sử dụng palang cáp điện đầm đơn, dầm đôi
- Trước khi sử dụng phải thử tải đảm bảo các thiết bị như: palang cáp điện, điện, cơ cấu di chuyển không có dấu hiệu hỏng hóc.
- Trong quá trình vận hành, không được đứng bên trên hàng hóa hoặc đứng dưới vật nặng.
- Có kế hoạch bảo dưỡng các thiết bị định kỳ, đối với palang thì cần phải đăng kiểm theo đúng thời hạn cấp phép.
- Theo dõi quá trình hoạt động của các thiết bị, bộ phận như palang, palang để có biện pháp thay thế kịp thời. Thông thường, palang cáp điện có thời gian hoạt động trung bình từ 15 đến 20 năm.