399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Hiện nay, tranh sơn mài mỹ nghệ không còn phát triển như trước, nhưng khi nói đến dòng tranh sươn mài mỹ nghệ này thì người họa sĩ, người yêu tranh đều nghĩ ngay đến những bức tranh để đời với những công đoạn làm tranh vô cùng công phu, tỉ mỉ và thời gian để hoàn thành nên những bức tranh hoàn chỉnh phải kéo dài lên đến hàng tháng ròng.
Tranh sơn mài mỹ nghệ còn được biết đến với nhược điểm ngược đời, để có được một lớp sơn khô thì họa sĩ pahri tiến hành ủ tranh và tranh càng muốn khô nhanh thì thời gian ủ thfi cần phải ủ thật kín trong điều kiện có độ ẩm càng cao. Sau khi lớp sơn đã khô thì người họa sĩ phải tiến hành công đoạn mài tranh – công đoạn vừa công phu, tỉ mỉ nhưng cũng vừa vô cùng ngẫu nhiên bởi tranh đẹp hay xấu thành hay bại đều được quyết định ngẫu hứng trong quá trình mài.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre,… và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Do đặc điểm khó thực hiện và ngẫu nhiên của tranh sơn mài mà nhiều họa sĩ trẻ hiện nay không còn yêu thích và đam mê dòng tranh sơn mài mỹ nghệ như trước. Nhưng phải thừa nhận một điều rằng đây là dòng tranh “Quốc Họa” của Việt Nam.