399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Khi trẻ vẽ tranh, có thể theo nhiều bức tranh lộn xộn, không đầu không cuối nhưng lại xuất phát từ trí nhớ, khả năng tưởng tượng của trẻ. Chính vì vậy, vẽ tranh giúp trẻ nhớ lâu hơn, hình thành kỹ năng quan sát thế giới xung quanh. Và cũng thông qua vẽ tranh, trẻ thể hiện được tâm tư, tình cảm, cảm xúc của mình đối với cuộc sống con người xung quanh.
Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc của trẻ. Bởi vì, vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con.
Và cũng thông qua vẽ tranh, trẻ sẽ cảm thấy phấn chấn hơn. Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ tranh một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt.
Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.