399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Gọi là tranh truyền thần, bởi đây là loại chân dung không chỉ thể hiện được đường nét, dáng dấp khuôn mặt mà còn phải thể hiện được cả tâm trạng, nét tính cách, thậm chí là thần thái, tình cảm của nhân vật. Người vẽ tranh phải thấu hiểu bức ảnh, cảm nhận được tình cảm của con người qua bức ảnh, nhập vào trong não, rồi từ não điều khiển tay mình để họa giống thần sắc của người trong ảnh, giống như người thật đang ngồi với mình. Đó là một quá trình đầy sự nhập tâm và tập trung cao độ
Khi vẽ tranh truyền thần, phần khó nhất của bức ảnh là ánh mắt và khóe miệng – hai bộ phận thể hiện rõ nét thần thái của nhân vật. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nhìn vào đôi mắt của một người có thể biết người đó vui hay buồn, dễ tính hay khó tính. Nếu lấy tay che hết mặt, trừ đôi mắt thì vẫn có thể hình dung ra khuôn mặt, đó là điểm mạnh của một bức tranh truyền thần thành công.
Chúng ta có thể thấy rằng, đôi khi có những việc máy không làm được, chỉ có con người với bàn tay, khối óc và tấm lòng mới có thể làm được, như khi chúng ta muốn phục hồi một tấm ảnh cũ đã qua hàng chục năm, máy móc cũng có khi bất lực, nhưng những người họa sĩ vẽ tranh truyền thần thì không làm chúng ta thất vọng.
Vẽ tranh truyền thần chỉ cần năng khiếu, khối óc và một trái tim đồng cảm, cùng với niềm đam mê bất diệt, đó chính là điểm khác biệt giữa tranh truyền thần và những loại tranh nghệ thuật khác. Nghệ thuật, đôi khi không phải là sáng tạo, mà là biết cảm nhận và dùng trái tim để thực hiện thứ mình đang làm.