399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Ảnh đẹp
  • Ý nghĩa của bức tranh sơn mài tứ bất tử

Ý nghĩa của bức tranh sơn mài tứ bất tử

Tứ bất tử là một trong những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước. Tranh sơn mài tứ bất tử chính là một trong những tác phẩm tượng trưng cho tín ngưỡng mang đậm giá trị văn hóa này.

Tín ngưỡng tứ bất tử hay tranh sơn mài tứ bất tử là biểu hiện của tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của Việt Nam. Gồm có Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã có ảnh sâu sắc đến tín ngưỡng văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của bức tranh sơn mài tứ bất tử

Chính vì tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc, ý nghĩa đến đời sống của người Việt mà các bức tranh sơn mài tứ bất tử thường được có mặt trong nội thất của gia đình với ý nghĩa cụ thể như: Về hình ảnh thánh Tản Viên trong tranh sơn mài tứ bất tử tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Thánh Tản Viên cũng là vị thánh biểu đạt cho khả năng sáng tạo to lớn của dân tộc Việt Nam trong chiến đấu chống thiên tai, lũ lụt để bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho nhân dân

Một trong tứ bất tử chính là Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương) tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, chống ngoại xâm. Trong khi đó, Thánh Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử) trong tranh sơn mài tứ bất tử lại là biểu tượng tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Cuối cùng là hình ảnh của Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Mẫu Thượng Thiên) trong các tranh sơn mài tứ bất tử lại tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ với ý nghĩa làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc về hình ảnh, ý nghĩa của tứ bất tử, các bức tranh sơn mài tứ bất tử còn được các họa sĩ tài ba tái hiện bằng niềm đam mê nghệ thuật cao, tiwr mỉ và tinh tế.