399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Tranh thêu chữ thập Quan Âm Bồ Tát không chỉ đem đến ý nghĩa như một đứa tin cho những Phật tử, mà bức tranh còn tạo nên sự thanh tịnh và không còn phiền muộn khi nhìn vào cho những người không theo đạo.
Bức tranh thêu chữ thập Quan Âm Bồ Tát có ý nghĩa là lúc nào cũng an ủi, nhắc nhở, khuyên lớn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sanh.Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Ngài đều đến để cứu vớt. Vì vậy Ngài tượng trưng cho tâm hạnh từ bi. Hạnh từ bi thì gần với tình thương của người mẹ, nên người ta tạc tượng Ngài là nữ. Đó là hình ảnh biểu trưng cho hạnh từ bi, chớ không phải Ngài thật là người nữ.
Khi chúng ta thương mọi người, muốn giúp họ đến với đạo để tu hành, tâm hồn được trong sạch an vui, đó là lòng từ bi. Nhưng nếu thiếu đức nhẫn nhục thì khó bảo vệ được Phật sự lâu dài, cho nên phải có đức nhẫn nhục. Khi có những bất đồng, có những người không hợp đạo lý, chúng ta cũng ráng ẩn nhẫn bỏ qua, để cùng hòa thuận với nhau giúp đỡ xây dựng nhau. Đó chính là ý nghĩa của biểu tượng nhánh dương liễu trong các bức tranh thêu chữ thập Quan Âm Bồ Tát, dương liễu chính là sự nhẫn nhục, luôn luôn mềm dẻo dù cho có chuyện gì xảy ra.
Với những ý nghĩa đặc biệt thiên về tín ngưỡng, các bức tranh thêu chữ thập Quan Âm Bồ Tát không chỉ được người ta dùng để trang trí mà còn xem đó là một bức tranh thờ, thể hiện sự tôn trọng và một đức tin sâu sắc về tín ngưỡng của mình. Cũng như giúp cho tâm hướng thiện, luôn thanh tịnh và tràn đầy yêu thương trong một cuộc sống nhiều khó khăn và đau khổ.