399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Cùng với sự phát triển của xã hội, kéo theo nhiều tệ nạn tham nhũng, bất công và thói hư tật xấu, khi nhìn thấy sự việc xấu này, có người nhanh tay phản ứng lại nhưng cũng không ít người quay lưng bỏ đi, thờ ơ với những việc làm không đúng. Bằng ngòi bút sắc sảo, nghệ thuật vẽ tranh biếm họa đã phác thảo tất cả những thói hư tật xấu của con người, những bức tranh này không chỉ lên án việc xấu, mang lại những giây phút thoải mái cho người xem tranh mà nó còn giống như một hồi chuông thức tỉnh ý thức của con người.
Để đạt được trình độ "không lời" mà dễ hiểu, thâm thúy của nghệ thuật vẽ tranh biếm họa không phải là điều đơn giản và ai cũng có thể thực hiện được. Nó đòi hỏi trí tuệ, tài năng của người cầm cọ. Khi không đạt đến mức trên thì họa sĩ phải dùng lời để giải thích cho từng hình vẽ trong tranh, có vậy người xem mới hiểu hoặc không hiểu sai ý. Chính vì lạm dụng chữ nên nhiều họa sĩ không chú trọng ngôn ngữ tự thân của hình ảnh mà vẽ hình sơ sài và chêm đoạn hội thoại dài dằng dặc để mô tả thông điệp.
Hình ảnh trong nghệ thuật vẽ tranh biếm họa để lại cảm quan ấn tượng tức thì cho người xem tranh mà không cần những câu chữa giải thích dài dòng, người xem phải đọc mỏi mắt, làm mất thời gian của mọi người mà hiệu quả lại không cao. Hiểu được điều này, nhiều nghệ sĩ đã chú ý tìm hiểu về những cách vẽ tranh biếm họa sinh động, phù hợp với đối tượng xem tranh, để có thể tiết kiệm ngôn từ nhưng người xem vẫn có thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của bức tranh.
Nghệ thuật tranh vẽ tranh biếm họa sẽ luôn là tồn tại nếu trên thế giới này vẫn tồn tại sự bất công và phi lý, nhằm mục đích đánh thức những người đang sống hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống.