399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Kinh nghiệm
  • Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Nguyên nhân bị sốc nhiệt xuất phát từ việc cơ thể bất ngờ tiếp xúc với nhiệt độ từ hai môi trường đối lập: lạnh và nóng mà không thích ứng kịp, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy, cần hiểu rõ trình trạng, cách xử lý, biện pháp phòng tránh nhằm bảo vệ cơ thể tránh tình huống đáng tiếc.

Mục lục

1. Sốc nhiệt là gì?

2. Dấu hiệu

3. Nguyên nhân

4. Cách xử lý

5. Biện pháp phòng ngừa

Sốc nhiệt là gì?

Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Sốc nhiệt là tình trạng cơ thể phản ứng bằng dấu hiệu như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt… Sốc nhiệt được chia làm 2 loại phổ biến: nóng, lạnh.

  • Sốc nhiệt nóng: (cảm nắng, say nắng, Heat Stroke) xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng lên 39 - 40°C, kèm theo rối loạn ý thức, hôn mê, co giật.
  • Sốc nhiệt lạnh: phát sinh khi nhiệt độ giảm đột ngột, dẫn đến tăng tiêu thụ năng lượng, giảm sức đề kháng của cơ thể. Thường gặp khi di chuyển đột ngột từ ngoài trời nắng nóng đến không gian lạnh (bật điều hòa) khiến cơ thể không đủ thích nghi, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực.

Dấu hiệu

Các dấu hiệu sốc nhiệt bao gồm:

1. Chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng.

2. Ngất xỉu.

3. Đổ nhiều mồ hôi.

4. Da nóng đỏ và trở nên khô rát.

5. Chuột rút, mỏi cơ.

6. Nhịp tim tăng nhanh, khó thở.

7. Thở gấp.

8. Co giật, mất ý thức.

Sốc nhiệt thường dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn điện giải, co giật, mê sảng, suy hô hấp, tiêu cơ vân, tổn thương thận và gan, tổn thương cơ tim. Do đó cần đề phòng xử lý kịp thời để giảm thiểu rủi ro, bảo vệ sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bị sốc nhiệt thường do tiếp xúc môi trường nóng quá lâu, vận động cường độ cao, mặc nhiều quần áo, uống rượu, thiếu nước, xài điều hòa.

Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Tiếp xúc môi trường nóng lâu

Xảy ra sau khi tiếp xúc với thời tiết nóng ẩm, dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể, đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính.

Vận động cường độ cao

Gắng sức làm việc, vận động mạnh, làm việc ngoài trời liên tục trong điều kiện thời tiết nắng nóng khiến cơ thể tăng nhiệt độ.

Mặc nhiều quần áo

Mặc quá nhiều lớp vải làm ngăn cản quá trình bay hơi mồ hôi, dẫn đến tăng khả năng cơ thể giữ nhiệt, khó làm mát nhanh chóng.

Thiếu nước

Không uống đủ nước dẫn đến mất nước trong cơ thể do mồ hôi mà không có sự bổ sung đủ lượng nước.

Chênh lệch nhiệt độ phòng máy lạnh

Trong những ngày nắng gắt, đỉnh điểm đạt đến 40 - 42°C nhưng mở máy 16 - 18 °C hoặc sau khi tắm xong và bước vào phòng đã mở điều hòa.

Cách xử lý

Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Khi bạn bắt gặp một người bị sốc nhiệt, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức. Cố gắng sơ cứu nạn nhân nhằm giảm các biến chứng nghiêm trọng trong thời gian chờ xe cấp cứu. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị sốc nhiệt:

  • Di chuyển người bệnh vào nơi mát mẻ.
  • Đặt nạn nhân nằm nằm ngửa, nâng cao hai chân, cởi bớt quần áo.
  • Sử dụng nước lạnh/khăn ướt làm mát cơ thể.
  • Dùng quạt để hạ nhiệt, có thể phun ít nước vào người.
  • Cho người bệnh uống nước, nước đường.
  • Gọi xe cấp cứu và chuyển họ đến cơ sở y tế gần nhất.

Biện pháp phòng ngừa

Nguyên nhân bị sốc nhiệt và cách xử lý

Nhằm tránh gặp rủi ro không mong muốn đe dọa đến sức khỏe, tính mạng, mỗi người trong chúng ta cần thực hiện một vài biện pháp phòng ngừa sốc nhiệt sau:

1. Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết, đặc biệt trong những ngày cực đoan. Nếu cần hãy đeo đầy đủ trang phục bảo vệ: mũ, che ô, đeo kính râm, mặc đồ thoáng khí và nhẹ, sử dụng quần áo chống nắng.

2. Tránh làm việc quá mức bên ngoài trời nắng, nên trang bị trang phục bảo hộ.

3. Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cơ thể, tránh uống nước lạnh ngăn viêm họng.

4. Duy trì nhiệt độ phòng ổn định, cài điều hòa với nhiệt độ không chênh lệch quá nhiều với bên ngoài, tránh gió quạt thổi trực tiếp vào cơ thể.

5. Chọn thời gian tập thể dục vào giờ nhiệt độ môi trường ít nóng nhất, lý tưởng nhất là từ 4 – 6 giờ sáng hoặc sau 6 giờ chiều. Nên nhớ luyện tập thể thao với cường độ vừa phải nhằm giảm nguy cơ suy nhược và sốc nhiệt.

6. Hạn chế bước vào phòng bật điều hòa khi vừa đi nắng về, nên ngồi nghỉ một lát để nhiệt độ cơ thể trở về mức bình thường trước khi vào phòng.

7. Không ở trong phòng điều hòa liên tục 5 - 7 tiếng trừ khi ngủ.

Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, đối tượng làm việc ở ngoài trời. Vì thế cần áp dụng các biện pháp phòng chống nhằm giảm nguy cơ sốc nhiệt, bảo vệ cơ thể khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.