399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Không riêng gì chuột mà tất cả các loài động vật sau khi chết đều bị phân hủy. Mức độ ô nhiễm tùy thuộc vào số lượng và trọng lượng của xác đó. Một con voi chết nếu phân hủy trong tự nhiên chắc sẽ phát mùi hôi thối cho cả một xã, một con chuột chết thì phạm vi nhỏ hơn chỉ bằng từ nhà này qua nhà khác hoặc với bán kính 200m. Mùi chuột chết chắc hẳn nhiều người đã nghe mùi và thật kinh khủng đúng không nào. Đấy là một con, nếu cả đàn vài chục con thì sao?
Người xưa có câu “tích tiểu thành đại”, số lượng chuột nếu tăng lên quá lớn, con người sẽ tìm diệt và xác chuột thông thường sẽ để cho tự phân hủy. Ở các vùng nông thôn, nhiều người dân có ý thức thì đem chôn xác chuột xuống đất có rắc kèm vôi bột để khử trùng một số khác thì nhặt xác chuột đem đốt hay chất đống ở nơi ít có người qua lại để chúng tự phân hủy. Chính lúc này đây, sẽ là sự gieo rắc mầm bệnh cho con người. Sử dụng thuốc diệt chuột sẽ làm chuột chết nhưng số lượng ruồi mỗi các loại vi khuẩn sẽ tăng lên nhờ có nguồn thức ăn bổ dưỡng từ xác chuột.
Thế là con người sẽ gặp phải chứng dịch tả, kiết lị và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác mà nguyên nhân sâu xa là do chính hành động của mình. Do vậy, đừng nghĩ rằng diệt được chuột là đã hoàn thành trách nhiệm, mà chúng ta cần phải đem xử lý xác của chúng sao cho đảm bảo vệ sinh, an toàn. Đối với thành phố thì chỉ cần bỏ vào xác thùng rác đúng quy định sẽ có đơn vị thu gom để xử lý đúng tiêu chuẩn. Ở nông thông cần làm tốt công tác xử lý bằng những biện pháp khoa học, không nên chôn lấp kiểu thủ công hay vứt ra môi trường, nhằm phòng ngừa bệnh tật về sau.