399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam là Bảo tàng quốc gia, được xây dựng vào năm 1960. Gọi đầy đủ hơn, đây là Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Bảo tàng nằm ở tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm Hà Nội gần 80 km.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam mới đầu được giữ nhiệm vụ với việc nghiên cứu các truyền thống lịch sử, khoa học, giáo dục, lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc. Về sau, Bảo tàng mới đến gần hơn với lĩnh vực văn hóa dân tộc.

Có thể nói, Bảo tàng các dân tộc Việt Nam là ngôi Bảo tàng thực hiện các chức năng về nghiên cứu, lưu giữ, bảo tồn, trưng bày, phát huy và sưu tập, tuyên truyền các di sản, bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam.

Chính vì ý nghĩa và tầm quan trọng to lớn của Bảo tàng các dân tộc Việt Nam, chính quyền, nhà nước đã ngày càng xây dựng các chương trình đổi mới, tu bổ và đầu tư kiến trúc cho bảo tàng.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Hiện nay, kiến trúc Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tương đối lớn, kiến trúc đẹp và hiện đại với các thiết bị khoa học, công nghệ và các phòng trưng bày được đầu tư mạnh mẽ và được đánh giá cao. Hệ thống phòng trưng bày gồm có 5 phòng, các phòng đều được đầu tư nhiều nhóm ngôn ngữ, văn hóa vùng miền.

Bên cạnh đó cũng trưng bày và giới thiệu bản sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em cùng với điều kiện tự nhiên và môi trường sinh sống rất trang trọng và hiện đại.

- Phòng 1: giới thiệu về văn hóa dân tộc nhóm nguời sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt, Mường như người Kinh, Mường, Thổ..

- Phòng 2: Trưng bày, giới thiệu văn hóa về nhóm tộc người sử dụng ngôn ngữ Tày, Thái như Tày, Thái, nùng, Lự, Bố Y..

- Phòng 3: Giới thiệu văn hóa các dân tộc thuộc 3 nhóm ngôn ngữ là H’mông, Dao; Ka Đai; Tạng Miến.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

- Phòng 4: Trưng bày, giới thiệu văn hóa của 21 nhóm các dân tộc sử dụng ngôn ngữ Môn Khơ Mer như Ba Na, Co, Cơ Ho, Kháng, Mạ…

- Phòng 5: Cuối cùng Bảo tàng sẽ trưng bày, giới thiệu các văn hóa của nhóm dân tộc ngôn ngữ Nam Đảo như Chăm, Gia Rai, Ê Đê và nhóm ngôn ngữ Hán như Hoa, Ngái…

Ngoài các khán phòng trình bày bên trong Bảo tàng các dân tộc Việt Nam với các văn hóa truyền thống của 54 dân tộc, khu trưng bày cũng được đầu tư ngoài khuôn viên của Bảo tàng với một số đặc trưng nổi bật nhất định.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam

Với diện tích hơn 40.000 m2, dự án ngoài trời đầu tư thực hiện trưng bày, giới thiệu 6 vùng văn hóa là Văn hoá vùng núi cao phía Bắc; văn hoá vung Trung du - Bắc Bộ; văn hoá vùng Thung lũng; văn hoá vùng ven biển miền Trung, văn hoá vùng Trường Sơn, Tây Nguyên;  văn hoá vùng Đồng Bằng Nam Bộ được tái hiện bằng mô hình cụ thể và nguyên bản với đầy đủ các di sản văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội dân tộc.

Bảo tàng các dân tộc Việt Nam hiện nay đã và đang nổ lực toàn diện để nghiên cứu, tổng hợp các văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng đầy đủ, trọn vẹn và chính xác nhất để trưng bày, lưu giữ và bảo tộc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đây là Bảo tàng thu hút rất đông các du khách trong và ngoài nước về đây tham quan, tìm hiểu với số lượng ngày càng tăng.