399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp

Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp

Vua Lê Lợi còn có tên là Lê Thái Tổ, ông là người khởi xướng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và là vị hoàng đế đầu tiên của triều đại Hậu Lê trong lịch sử dân tộc.

Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp

Vua Lê Lợi sinh ngày 10 tháng 9 năm 1383 đến ngày 5 tháng 9 năm 1433. Ông trị vì ngôi vua trong 6 năm và lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Ông chính là người có công lập nên triều đại nhà Hậu Lê đầu tiên, đây là thời đại lâu dài nhất trong lịch sử.

Có lẽ, người đời sau nhớ và biết đến ông nhiều nhất là liên quan đến sự tích Hồ Gươm, đây là sự tích nổi tiếng trong dân gian Việt Nam với việc ông có được kiếm thần của thần ban xuống để đánh giặc Minh, về sau kiếm rơi xuống hồ cùng với rùa Vàng nhưng tìm không thấy nữa.

 

Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp

Bên cạnh đó, vua Lê Lợi rất nổi tiếng với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã cùng với các anh hùng hào kiệt trong cả nước cùng nhau đồng lòng chống quân Minh xâm lược. Ông đã cùng các anh hùng kêu gọi nhân dân, binh sĩ đứng lên phất cờ khởi nghiã vào màu Xuân năm 1418 và đã giành được chính quyền Đại Việt ngay sau đó. Ngoài ra, Vua Quang Trung còn tham gia nhiều chiến dịch, thời kì gian nan ở vùng núi Thanh Hóa, cuộc tiến vào Nam, chiến dịch Tốt Động- Chúc Động, Lập Trần Cảo, Vây Thành Đông Quan, chiến dịch Chi Lăng- Xương Giang, Bình Ngô đại cáo….

Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp

Sau khi đánh đổ được quân Minh xâm lược, ông đã cho xây dựng lại đất nước, khoa cử, thi thố, luật lệ, sách vở, lễ nghi… Chính vì sự cải cách và phát triển không ngừng đó, Vua Lê Lợi đã làm cho triều đại Hậu Lê trở nên thịnh vượng, huy hoàng về mọi mặt trong đời sống và để lại một dấu ấn, cột mốc lịch sử quan trọng nhất. Mặc dù, quá trình này vô cùng khó khăn, do ảnh hưởng rất nhiều hậu quả của quân Minh để lại. Các tài liệu lịch sử, văn học, nghệ thuật, thư tịch đã bị mất dần và nhiều người tài của Đại Việt bị bắt giải về Trung Quốc.

Vua Lê Lợi đã chia đất nước ra làm bốn đạo để điều hành việc cai trị và xây dựng đất nước và có thêm một số các bộ máy thôn xã, địa phương trong cả nước. Học hành được chú trọng nhiều hơn, Quốc Tử Giám được mở cửa để tạo đều kiện cho các quan viên, con thường dân vào học tập. Ngoài ra, còn thường xuyên mở khoa thi để thu hút và tuyển chọn nhân tài trong nhân gian.

Vua Lê Lợi – tiểu sử và sự nghiệp: vua và sự tích kiếm thần

Ngoài ra, trong thời gian này, ông cũng cho một số cải cách hành chính trọng đại, đổi mới và đa dạng hơn về luật pháp, phép tắc, lễ nghi. Vấn đề kinh tế trong nhân dân cũng được coi trọng, quan tâm và tạo điều kiện cho tất cả tầng lớp có cơ hội kiếm sống và phát triển kinh tế.

Sau khi đương nhiệm được 5 năm, thì đến năm 1433 vua Lê Lợi qua đời ở tuổi 49. Hiện nay, ông được người đời ái mộ, kính trọng và tưởng nhớ rất nhiều. Trên rất nhiều con đường mang tên ông, các bức tượng trên đường, các nhà miếu thờ cúng uy nghi và trịnh trọng, cung kính.