399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM
Cuộc đời và sự nghiệp Vua Minh Mạng
Vua Minh Mạng sinh ngày 25 tháng 5 năm 1791 và mất ngày 20 tháng 1 năm 1841. Tên thật của ông là Nguyễn Thánh Tổ, ông là vị hoàng đế thứ 2 của triều đại họ Nguyễn, trị vì thiên hạ từ năm 1820 đến 1840 (20 năm).
Đây là vị hoàng đế đã có công đề xuất rất nhiều các cải cách từ bên trong nội bộ nhà nước đến ngoại giao bên ngoài. Ở triều đại của ông, ông đã cho lập nhiều Nội các, Cơ mật viện ở đất kinh đô Huế, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan miền núi, xa xôi canh giữ và cai trị nghiêm khắc và toàn quyền.
- Về quân đội, lúc bấy giờ ông cho cải cách và tổ chức lại hoàn toàn với bộ máy bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh, pháo thủ binh. Bên cạnh đó, ông còn khai hoang ven biển để khai thông và phát triển mọi mặt đất nước đa dạng và năng động hơn.
- Về giáo dục, vua Minh Mạng cũng rất quan tâm, chọn người có học, tinh thông Nho học để củng cố việc học trong nhân dân, mở các khoa thi cử thường xuyên để tuyển chọn nhân tài trong nước bằng các cuộc thi Hội, thi Đình.
- Văn hóa cũng được chú trọng, nhất là các lĩnh vực về sử, địa, ai có mong muốn và quyết tâm biên soạn và bảo tồn đều được vua Minh Mạng khuyến khích và ban thưởng.
Cuộc đời và sự nghiệp Vua Minh Mạng
- Kinh tế, kỹ thuật công nghệ: ông cho dân lập những ấp mới, phân phối hợp lý ruộng đất để ai cũng có cơ hội kiếm sống và phát triển, quan tâm điều chỉnh đê điều, khai hoang và tạo điều kiện khuyến nông, đào sông thoát lũ. Công nghê, kĩ thuật cũng được đầu tư mới mẻ và hiện đại hơn với máy cưa chạy với sức trâu, nước.máy xẻ gỗ…
Bên cạnh việc triều chính, đại sự thì vua Minh Mạng còn bài trừ các cuộc nổi loạn trong nước của nhân dân, đổi tên nước thành Đại Nam và mong muốn cải tổ đất nước thành một nước hùng mạnh nhất. ông còn cho lập các phủ như Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Man…để khống chế, kiểm soát khắp nơi.
Cuộc đời và sự nghiệp Vua Minh Mạng
Có thể nói, vua Minh Mạng là người rất siêng năng, năng động và có ý chí và tham vọng lớn. Ông đã làm việc, cống hiến không ngừng nghỉ để nhanh chóng thay đổi bộ mặt của đất nước, xây dựng một đất nước hùng mạnh, to lớn và phát triển vượt bậc về mọi mặt.
Đây là thời kì quan trọng, đánh dấu sự phát triển, là thời kì chấn hưng, cải tổ và hoạt động cải cách lớn và khác biệt nhất của Việt Nam trong thời đại phong kiến.