399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Chùa Phật Tích còn được gọi là chùa Vạn Phúc. Đây là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam của núi Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Để biết chi tiết hơn về ngôi chùa này, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Chùa có tượng đức Phật được đúc bằng đá thời nhà Lý lớn nhất nước ta. Hiện nay, chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa của Bộ Văn hóa.

Ngôi chùa Phật Tích được thiết kế theo lối kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc đặc sắc, sân chùa còn có cả vườn hoa mẫu đơn rực rỡ. Bên phải là Miếu thờ Đức chúa bà.

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Hiện nay, chùa Phật tích có 7 gian tiền đường để dùng làm nơi đón khách, nơi bảo thờ Phật, đức A di đà cùng với Tam thế Phật, 7 gian nhà thờ thánh mẫu, 8 gian nhà tổ. Chùa có kiến trúc thời nhà Lý đậm nét với ba bật nền bạt vào sườn núi. Các nền hình chữ nhật dài, rộng, các khối đá bố trí bên ngoài cũng có hình khối hộp chữ nhật.

Bậc nền thứ hai là vị trí có kiến trúc cổ không còn được thấy ngày nay. Khi khảo cổ xuống nền ngôi chùa này, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều di vật kiến trúc, điêu khắc thời từ thời nhà Lý và nền móng còn sót lại của ngôi tháp hình vuông. Đây là di tích được khám phá ý nghĩa của thời cổ xưa. 

Nền thứ ba cao nhất, có ao Rồng hình chữ nhật và đã cạn hết nước. Hiện nay, do tương truyền từ câu chuyện “Từ Thức gặp tiên”, nên chùa Phật Tích đã và đang mở hội Hoa Mẫu Đơn hàng năm vào ngày mùng bốn tháng giêng để nhân dân khắp nơi và các văn sĩ có dịp về ngắm hoa và thưởng thức nghệ thuật này.

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Ngoài ra, sau sân nền có tơi 32 ngọn tháp được xây bằng gạch và đá, đây là nơi gìn giữ xá li của các nhà sư từng trụ trì ở đây và chủ yếu được dựng ở thế kỷ thứ 17. Trong 32 ngọn tháp, ngọn tháp lớn nhất là Phổ Quang.

Bên cạnh đó, còn có nhiều tác phẩm điêu khắc đá thời Lý đặc sắc. Có 10 tượng thú bằng chất liệu đá gồm các con vật như voi, sư tử, ngựa… ở bậc thềm thứ 2.

Chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Đáng chú ý nhất là pho tượng A Di Đà bằng đá xanh trong tư thế ngồi thiền trên tòa sen, trên bệ và cánh sen có những điêu khắc hình rồng và hoa lá, đây là các hình tượng và nghệ thuật đặc trưng thời nhà Lý. Ngoài ra, còn có một số di vật khác cũng được cho là một di vật lịch sử thời nhà lý như nhạc công, vũ nữ…

Hàng năm, ngoài tổ chức hội Hoa Mẫu Đơn thì chùa còn tổ chức các lễ hội khác như lễ hội truyền thống để ghi nhớ công lao của các vị tiền bối đã xây dựng và tu tạo chùa vào ngày mùng 4 tết Nguyên Đán hàng năm.  Ngoài ra, du khách hành hương sẽ thưởng ngoạn cảnh đẹp và tham dự các trò chơi dân gian như đánh đu, hát dân ca quan họ…