399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên là lễ hội tiêu biểu của người dân Ba Na, thời điểm tổ chức lễ hội là khi mùa màng đã hoàn tất thu hoạch và đâm trâu để làm lễ tế thần linh đã giúp đỡ, phù hộ cho mùa màng và ăn mừng.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên diễn ra vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 trong năm. Đây là một trong số các lễ hội mang truyền thống dân tộc đặc sắc của người dân tộc ở Tây Nguyên.

Người được đứng ra tổ chức, chủ trì buổi lễ không ai khác ngoài vị già làng. Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên bắt đầu với việc quan trọng là buôn làng sẽ lựa chọn một con trâu thật mạnh khỏe. Sau đó, sẽ tắm sạch sẽ và cho ăn đầy đủ và buộc trâu vào cột cây cao.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Theo người Ba Na, cây cột cố định trâu là cây gưng sakapô với đỉnh cây là biểu tượng của chim phượng hoàng và thân cây sẽ được khắc họa với hoa văn đẹp, núi rừng của dân tộc một cách tỉ mỉ nhất.

Sau khi dân làng đã chuẩn bị lễ vật xong xuôi, chủ trì sẽ đọc khấn vái với nghi lễ trang trọng, cung kính nhằm mục đích cầu xin và tạ ơn thần linh đã và sẽ linh thiêng và phù hộ cho dân làng khấm khá, có được mùa màng bội thu..

Sau khi đọc khấn cầu và tạ ơn xong, chủ trì sẽ đọc khấn để mời thần linh hệ thế ăn thịt trâu và uống rượu cần cùng buôn làng. Sau khi đã khấn thân linh xong, các vũ điệu cồng chiên, trống bắt đầu vang lên và nhộn nhịp cả không gian của buôn làng, các cô gái và cả buôn làng sẽ ca hát, nhảy múa, biểu diễn võ thuật và uống rượu vui vẻ.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Đồng thời, nghi lễ đâm trâu quan trọng nhất sẽ được diễn ra, các tráng sĩ của buôn làng sẽ sẽ vây quanh và dùng lao thật dài để phóng vào đâm trâu như đang biểu diễn võ thuật. Sau khi trâu bị đâm chết sẽ được xẻ thịt chia nhau cho buôn làng để ăn mừng liên hoan.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên là một lễ hội hội tụ nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc và ý nghĩa của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Đây là lúc để người dân trong buôn làng thể hiện niềm tin, tín ngưỡng tâm linh.

Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên

Cầu mong sự phù hộ, giúp đỡ, thưởng thức các nghi lễ truyền thống, uống rượu cần, đánh cồng chiên, ca hát, nhảy múa… đây là một nét văn hóa đậm bản chất văn hóa dân tộc của các đồng bào dân tộc Tây Nguyên ở nước ta.

Đây cũng là một lễ hội ý nghĩa và đậm bản chất, tinh thần của các dân tộc, đặc biệt là của dồng bào dân tộc Ba Na ở Tây Nguyên, được rất nhiều du khách khắp nơi đến tham dự và thu hút. Vì thế, Lễ hội đâm trâu Tây Nguyên cần được bảo tồn và gìn giữ như một nét đặc tâm linh cổ xưa của dân tộc.