399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông là vị hoàng đế thứ 3 của đời nhà Trần của lịch sử Việt Nam. Ông được ca ngợi là một trong một vị vua anh minh trong lịch sử dân tộc nước nhà.

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông

Vua Trần Nhân Tông sinh vào ngày 7 tháng 12 năm 1258 và mất ngày 16 tháng 12 năm 1308. Ông trị vì ngôi vua trong 15 năm và làm Thái thượng hoàng cũng trong vòng 15 năm trong lịch sử.

Có thể nói, vua Trần Nhân Tông không chỉ là vị vua anh minh, yêu nước thương dân, có tấm lòng hướng thiện. Ông còn là một người có vai trò lãnh đạo và hoạch định chiến lược tài ba trong cuộc chiến tranh Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Cuộc chiến này đã đánh tan quân đội hùng mạnh của nhà Nguyên, bảo vệ và thống nhất bờ cõi, biên cương của Quốc gia Đại Việt.

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông

Đặc biệt, sau khi đã đánh đuổi được kẻ thù hung ác, hùng mạnh, vua Trần Nhân Tông đã đại xá, cho giảm thuế, cấp lương chuẩn, phôi phục và xây dựng các công trình trong nước, nhanh chóng hồi phục quốc gia để lấy lại sự hưng thịnh và cực thịnh, phát triển của đất nước.

Đến năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị và làm Thái Thượng Hoàng và chuyên tâm vào nghiên cứu Phật giáo. Đây là ước nguyện từ khi còn trẻ ông đã mong muốn được đi tù, hướng tâm vào Phật.

Đặc biệt, sau khai nhường ngôi cho con, vua Trần Nhân Tông đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử rất nổi tiếng ngày nay. Đây là con đường Thiền, con đường của những sáng tạo nghệ thuật, tinh thần của giai đoạn lịch sử đó.

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông

Bên cạnh đó, ông còn là một vị hoàng đế đầy tài năng và nổi tiếng với nhiều bài thơ. Các bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa triết học và đương sự, có tinh thần lạc quan, yêu đời cùng tấm lòng vị tha, nhân hậu rất đỗi tinh thần. Ngoài ra, nó còn có sự giản dị, uyên bác và rất lịch lãm. Với nhiều tác phẩm được lưu truyền nổi tiếng như Trần Nhân Tông thi tập, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự, Thạch thất mỵ ngữ và bộ Trung hưng thực lục do ông sai văn thần biên soạn. Nhưng hiện nay, các tác phẩm thơ văn của ông chỉ còn lưu giữ và bảo tồn một số nhỏ mà thôi.

Tiểu sử vua Trần Nhân Tông: đền thờ

Năm 1308, vua Trần Nhân Tông qua đời. Hiện nay có nhiều nơi đã lập bàn thờ để tưởng nhớ đến ông. Bên cạnh đó, ở Hà Nội có khu phố Trần Nhân Tông đang nằm trên địa bàn của quận Hai Bà Trưng.