399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Tìm hiểu về vua Mai Hắc Đế

Vua Mai Hắc Đế là một anh hùng dân tộc lẫy lừng, là người đã có nhiều công sức lãnh đạo nhân dân trong các cuộc khởi nghĩa chiếm đóng của nhà Đường.

Tìm hiểu về vua Mai Hắc Đế

Vua Mai Hắc Đế không rõ năm sinh, nhưng mất năm 722, tên thật của ông là Mai Thúc Loan, quê ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh. Ông mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, và được một người bạn của bố mang về nuôi và gả con gái cho ông.

Lúc nhỏ, vua Mai Hắc Đế nổi tiếng với tài nghệ giỏi võ, khỏa mạnh, học giỏi và đặc biệt có chí lớn. Sau này ông kết thân với nhiều hào kiệt và đã trở thành một tướng tài của đất nước lúc bấy giờ. Đến năm 713, ông đứng lên lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa Hoan Châu tại Nghệ An. Sau khi đánh bại quân nhà Đường, đây cũng là lúc ông lên ngôi vua.

Tìm hiểu về vua Mai Hắc Đế

Sau khi lên ngôi, vua Mai Hắc Đế cho xây dựng, cải tổ lại đất nước bằng việc cho xây dựng nhiều thành lũy, lập nên thành kinh đô Vạn An và rất tích cực, dạy dỗ, rèn luyện tướng sĩ để chuẩn bị cho nhiều cuộc chiến công chống xâm lược sắp tới.

Năm 714, ông đã tiến binh đến đánh thành Tống Bình, cuộc tiến binh này đã làm cho Thái thú nhà Đường phải bỏ chạy về nước. Sau đó, nhà Đường đã huy động đến 10 vạn quân sang đàn áp. Đến đây, sau nhiều trận giằng co, khốc liệt đã làm cho quân đội của Mai Hắc Đế thua trận và trốn chạy vào rừng ẩn nấp.

Từ đó, vua Mai Hắc Đế bị ốm nặng và qua đời ngay tại đây vào năm 722.

Có thể nói rằng, không chỉ thất bại, vua Mai Hắc Đế đã từng có nhiều công lao mãnh liệt và hào hùng cho lịch sử dân tộc như củng cố lực lượng, giải phóng toàn bộ đất nước qua nhiều cuộc dẹp loạn trong 10 năm.

Vua Mai Hắc Đế đã có công lao rất lớn trong việc xây dựng nền móng dân tộc và bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây dựng và bảo vệ non sông bằng cả ý chí, tinh thần và nghị lực cùng với sự hy sinh của mình.

Để tưởng nhớ công lao và đại đức của vua Mai Hắc Đế, ngày nay ở nhiều nơi đã lập đền thờ và nhiều khu di tích để tưởng niệm và tôn kính vị anh hùng dân tộc này vĩ đại này.