399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Cuộc đời và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ

Cuộc đời và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ

Vua Lý Thái tổ quê ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang và nay là làng Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Cuộc đời và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ

Vua Lý Thái tổ sinh ngày 8 tháng 3 năm 974 đến 31 tháng 3 năm 1028, ông là vị vua đầu tiên sáng lập ra triều đại nhà Lý sau này trong lich sử. Vua Lý Thái Tổ đã trị vì thiên hạ trong năm từ 1009 đến 1028.

Vua Lý Thái Tổ xuất thân từ người tu hành ở chùa, dưới sự dạy dỗ và bảo bọc của thiền sư Vạn Hạnh, sau này ông được giữ chức quan võ, giúp vua chỉ huy quân binh và bảo vệ cho kinh đô Hoa Lư dưới thời nhà Tiền Lê.

Nhà Tiền Lê lúc này đã trải qua nhiều biến cố lớn và sau khi vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Thái Tổ đã được các quan thần trong triều ủng hộ và tôn kính lên làm vua, trong đó ông được sự nâng đỡ và tin tưởng của sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc để ngồi trên ngai vị trì vì đất nước suốt 19 năm.

Cuộc đời và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ

Sau khi lên ngôi trị vị đất nước, ông đã có nhiều cuộc cải cách tiêu biểu về mọi mặt của triều đại như:

- Chính trị: cải cách chính trị theo hướng mở cửa, đối ngoại, tạo sự gắn bó và đoàn kết với các khu vực, quốc gia khác. Sang sửa bộ máy trung ương đều hành với đội ngũ quân sĩ hùng mạnh, và tập huấn tài nghệ quân sự để bảo vệ đất nước. Ông cũng đặt ra bộ máy với 24 lộ, quy ra 6 hạng thuế cho công chúa trưng thu là: thuế ruộng, đầm ao, sản vật núi, ngà voi…

- Kinh tế: thúc đẩy phát triển kinh tế, trồng trọt, đúc đồng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng được quan tâm.

- Tín ngưỡng: Vua Lý Thái Tổ rất chú trọng đến nền văn hóa Phật giáo và quan tâm đến xây dựng và trùng tu rất nhiều chùa chiền lúc bấy giờ.

Cuộc đời và sự nghiệp vua Lý Thái Tổ

Bên cạnh các cuội cải cách và tu bổ lại toàn bộ hệ thống điều hành từ trung ương đến đia phương, sau khi lên ngôi, đặc điểm quan trọng nhất của ông chính là dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La, nay là thành Thăng Long.

Đây chí là ý nguyện của ông với mong muốn tái lại nơi điều hành đất nước ở một vị trí trung tâm để dễ dàng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. bởi lẽ, đây được coi là nơi rộng lớn, trung tâm hội tụ của bốn phương trong mọi mặt, nó thích hợp để xây dựng một kinh thành muôn đời hơn là kinh đô Hoa Lư quá chật hẹp và vị trí không có tầm nhìn.

Chính vì vậy, ông là người được coi trọng và kính nể không chỉ về sự đổi mới, cải cách quân sự, văn hóa, dẹp loạn bảo vệ đất nước mà còn có công lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh thành Thăng Lăng như ngày nay tại vị trí trung tâm và phát triển nhất đồng bằng sông Hồng.