399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Tìm hiểu về vị Vua Quang Trung

Tìm hiểu về vị Vua Quang Trung

Vua Quang Trung hay còn gọi là Nguyễn Huệ, được biết đến là vị hoàng đế thứ 2 của nhà Tây Sơn. Đây là một trong những vị tài tài giỏi, đĩnh đạc cùng nhiều cải cách về xây dựng quân sự xuất sắc của lịch sử Việt Nam.

Tìm hiểu về vị Vua Quang Trung

Vua Quang Trung sinh năm 1753 và mất năm 1792. Quang Trung cùng với hai người em khác trong gia đình đã là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn để chấm dứt cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh. Bên cạnh đó Vua Quang Trung còn là người đánh bại cuộc chiến xâm lược Đại Việt của Xiêm La ở phía Nam và Đại Thanh ở phía Bắc.

Quan trọng hơn, ông cũng là người đã đề ra nhiều cải cách tiến bộ và tài ba để xây dựng Đại Việt. Nhưng sau 20 hoạt động và công hiến hết mình, Vua Quang Trung lâm bệnh và đột ngột qua đời khi chỉ mới 40 tuổi. Ông đã cống hiến hết cuộc đời và sự nghiệp của mình cho hoạt động xây dựng và bảo vệ sự nghiệp thống nhất đất nước trong triều đại Tây Sơn. Nhưng sau khi ông mất, nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội bộ và sự thấ t bại liên tiếp xảy ra.

Trong quá trình dựng nước, Vua Quang Trung luôn rất chú trọng đến việc thu dụng nhân tài từng phục vụ trong thời nhà Lê, các cựu thần nhà Lê cũ đã giúp đỡ nhà Tây Sơn. Cũng trong thời Vua Quang Trung, dùng chữ Nôm với hệ thống tiếng việt như một ngôn ngữ chính thức trong các văn bản, văn kiện hành chính của triều đại. Trong đó, các hài kịch, chỉ chiếu, các đề thi, bài thi cũng được dùng chữ Nôm thay cho chữ Hán.

Tìm hiểu về vị Vua Quang Trung

Quan trọng hơn, ông còn cho đổi toàn bộ sách từ chữ Hán qua chữ Nôm và lập Sùng chính viện để dịch chuyển đổi kinh sách, chọn những quan văn thường xuyên đến đây để giảng kinh sách. Bên cạnh đó, Vua Quang Trung còn đưa việc học mở rộng ra các xóm làng để giảng dạy, tìm kiếm các nho sĩ vừa có học thức và có tâm đức để làm thầy dạy cho các học trò.

Ngoài ra, thời đại Vua Quang Trung còn cho một chính sách về tôn giáo tự do và phổ biến rộng rãi, từ Nho giáo đến Phật giáo, Công giáo cũng được quyền tự do hoạt động truyền đạo, xây dựng các nhà thờ, chùa. Đặc biệt, ông cũng cấm kị các hoạt động mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu trong dân gian, những người thiếu đạo đức, lười biếng đều phải hoàn tục và thay đổi để phát triển.

Tìm hiểu về vị Vua Quang Trung

Về kinh tế, dù phải lo đánh giặc trong ngoài, xây dựng bảo vệ biên cương, chính trị đất nước nhưng Vua Quang Trung cũng lo đến việc phát triển kinh tế thịnh vượng, đầy đủ cho nhân dân, thúc đẩy phát triển thủ công nghiệp, mở rộng quan hệ giao lưu buôn bán.

Vua Quang Trung là vị anh hùng cùng chiến lược tài ba, ông đã có công to lớn không chỉ trong cải cách xây dựng và bảo vệ đất nước mà còn lo cho các hoạt động văn hóa, giáo dục, kinh tế… của đất nước trong thời kỳ này.